Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay có đến khoảng 40% dân số Việt Nam có sử dụng bia rượu, trong đó số người nghiện rượu lên đến 20%. Rượu bia tàn phá sức khỏe vô cùng nghiêm với hơn 10% nam giới 50 đến 69 tuổi tử vong do ung thư vì bia rượu. Cùng tìm hiểu những tác hại của bia rượu và cách cai rượu đúng cách để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Rượu bia và các loại đồ uống có cồn gây rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Vì thế bạn có người thân hay chính bản thân đang bị nghiện rượu thì hãy đọc qua bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách cai rượu đúng cách.
Tuy nói tác hại của rượu bia đáng lo ngại, nhưng đó cũng là hệ quả của nhiều năm sau, khi các hệ cơ quan bị suy yếu. Thông thường khi uống rượu bia thì chất cồn sẽ được niêm mạc dạ dày, gan và ruột hấp thụ và phân giải và sau đó đào thải bớt qua đường mồ hôi, hơi thở, nước tiểu. Nhưng với những người nghiện rượu, liều lượng và nồng độ cao, họ sẽ bước vào giai đoạn sống không thể thiếu rượu (hệ quả của việc bạn uống bia rượu thường xuyên) gây suy kiệt nhanh chóng về cả thể chất lẫn tinh thần.
Ở từng giai đoạn nghiện rượu mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau như:
Khi bệnh nhân bước vào giai đoạn nghiện rượu, họ đã quá lệ thuộc vào rượu và cần có cách cai rượu đúng cách để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và thần kinh của họ.
Quá trình cai nghiện rượu có thể kéo dài chừng 1 tháng, vì thế người nhà nên đưa bệnh nhân đến những trung tâm uy tín để được hướng dẫn cách cai nghiện đúng cách, ngay từ khi ở giai đoạn đầu của việc nghiện rượu. Không được ép buộc ngưng rượu ngay lập tức vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, cũng như dễ tái phát ngay sau đó. Lúc này bác sĩ có thể giúp bệnh nhân cai rượu từ từ bằng các thuốc nhóm an thần kinh, giải độc, bổ sung vitamin nhóm B và C.
Việc cai rượu không chỉ nhờ thuốc và bác sĩ mà đó còn phụ thuộc vào sức mạnh ý chí của người bệnh nhiều. Người nhà nên khuyên nhủ và động viên người bệnh để họ quyết tâm bỏ rượu, bác sĩ tư vấn về tác hại của rượu với cơ thể, từ đó giúp họ sinh ra phản xạ có điều kiện sợ rượu.
Ban đầu, bác sĩ sẽ dùng thuốc để ngăn cảm giác ảo giác (delirium tremens) do thiếu rượu gây ra.Trong giai đoạn này, bệnh nhân không hoàn toàn cai rượu mà vẫn được sử dụng rượu trong một số lượng cho phép. Đồng thời bệnh nhân sẽ được uống thuốc disulfiram (Antabuse), sản xuất ra những phản ứng vật lý trong đó bao gồm đỏ bừng, buồn nôn, ói mửa và nhức đầu.
Thuốc không thúc ép người nghiện bỏ rượu nhưng dần sinh ra cảm giác chán ghét, chống lại cơn thèm rượu. Với những bệnh nhân nghiện nặng, đôi khi họ sẽ được tiêm vivitrol mỗi tháng một lần để giúp họ bớt nghiện rượu, phục hồi và giảm bớt sự phụ thuộc vào rượu.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.