Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phương pháp xông hơi giải cảm đã được áp dụng lâu đời để chữa cảm cúm giai đoạn đầu. Nhưng không phải ai cũng biết xông lá gì cho hiệu quả.
Xông hơi trị bệnh cảm cúm dựa trên nguyên lý là điều tiết tăng thân nhiệt để cơ thể tiết mồ hôi thải độc tố ra ngoài, đồng thời chống phù nề và trữ nước trong cơ thể. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết cấu tạo của một nồi lá xông giải cảm nhé.
Một nồi nước xông có thể có các loại lá sau:
Rửa sạch các loại lá, cho vào nồi nước đun sôi trong vòng 5-10 phút.
Đặt nồi xông trên giường, bệnh nhân trùm kín chăn ngồi xông từ 15-20 phút. Khi đã thoát được mồ hôi, dùng khăn bông sạch lau khô mồ hôi, thay quần áo khô và nằm nghỉ.
Nên xông hơi trong phòng kín để tránh gió lùa. Khi tiến hành xông cần có một người ở bên để phục vụ và chăm sóc người bệnh.
Những trường hợp cảm cúm và cảm lạnh chỉ cần xông 1-2 lần là được, không nên xông nhiều lần. Xông nhiều sẽ làm hao tân dịch, thoát dương, ảnh hưởng xấu đến toàn bộ sức khỏe.
Chỉ xông trong 3 ngày đầu bị bệnh. Mặc dù phương pháp xông lá có tác dụng làm người bệnh nhanh khỏi, nhưng không phải lúc nào cũng xông được. Nếu đã bị cảm lậm vào trong (khoảng từ ngày thứ 3 trở lên) có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, lúc đó không nên xông mà phải dùng các phương pháp khác.
Cần mở nồi xông he hé, từ từ và kiểm soát lượng mồ hôi để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước. Khi cơ thể bị mất nước sẽ dẫn đến một loạt những triệu chứng sốc khác mà cơ thể không thể kiểm soát được như trụy tim mạch, tụt huyết áp...
Khi xông hơi, cần làm sạch cơ thể trước đó; không tắm ngay sau khi xông vì lỗ chân lông đang hở, nếu gặp lạnh sẽ bít lại, không thoát được nước, dẫn đến dễ bị cảm, máu huyết không lưu thông; chỉ nên để nhiệt độ xông cao hơn nhiệt độ cơ thể từ 7-8 độ C và không được quá 30 phút.
Những đối tượng bị bệnh huyết áp cao, tim mạch, mắc bệnh ngoài da, phụ nữ mang thai, những người hay ra mồ hôi, mất máu nhiều, mới ốm dậy, người cao tuổi, trẻ em, người có biểu hiện tâm thần... tuyệt đối không nên xông hơi.
Trong quá trình xông hơi nếu thấy các biểu hiện như: khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn... cần ngừng ngay, trường hợp nguy cấp phải đưa tới bệnh viện để cấp cứu.
Hường
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...