Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc đình công bỏ bú đột ngột ở các bé sau một thời gian đang bú tốt có rất nhiều yếu tố gây nên. Thông thường thì đó chính là một dấu hiệu mà bé đang cố muốn nói cho bạn rằng có điều gì đó không ổn cho lắm. Cuộc đình công này sẽ chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian vì thế cha mẹ không nên nghĩ là con đã cai sữa khi bé không chịu bú mẹ.
Tình trạng bé không chịu bú mẹ mà chỉ bú bình thông thường sẽ là vấn đề khiến người mẹ lo lắng bởi cả mẹ và bé có thể sẽ gặp nhiều nguy cơ về sức khỏe. Vậy để tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé không chịu bú mẹ hay bé không chịu bú mẹ thì phải làm sao, hãy theo dõi ở bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó!
Hãy theo dõi một số nguyên nhân chính mà Nhà Thuốc Long Châu đề cập đến để các mẹ lưu ý trong đoạn viết dưới đây.
Bé có thể bị đau miệng khi bú mẹ nếu như bé đang trong giai đoạn bắt đầu mọc răng, mụn rộp hoặc tưa miệng. Ngoài ra, nguyên nhân để bé từ chối bú mẹ còn có thể là bị nhiễm trùng tai, những chấn thương hay đau nhức do tiêm chủng cũng góp phần gây khó chịu cho bé.
Đôi khi lượng sữa mẹ cũng có thể không đủ dồi dào để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho các bé. Nếu như bé cảm thấy đói hoặc không cảm thấy thoải mái khi bú mẹ thì bé rất có thể sẽ từ chối bú mẹ.
Khi bé lớn một chút thì cách bé bú có thể thay đổi và tư thế bú mới có thể sẽ gây ra sự không thoải mái cho bé. Cho nên nếu như bé cảm thấy không thoải mái trong tư thế bú mới thì mẹ hãy quan sát và điều chỉnh tư thế cho con bú một cách thích hợp.
Khi bé bắt đầu ăn thực phẩm khác cứng hơn và uống nước thì nhu cầu bú mẹ của bé sẽ giảm dần. Nếu như bé không cảm thấy đói hoặc không muốn bú mẹ thì bé có thể sẽ chán sữa mẹ.
Những sự thay đổi trong cuộc sống của bé như là chuyển nhà và chuyển phòng hoặc có một người mới trong gia đình có thể làm cho bé căng thẳng, xa lạ và chưa kịp tiếp thu nên sẽ gây tình trạng bỏ bú mẹ.
Sự thay đổi hormone trong cơ thể của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến hương vị của sữa mẹ, điều đó có thể làm cho bé không muốn bú mẹ.
Trong trường hợp các bé từ chối bú mẹ liên tục và không tìm ra nguyên nhân chính xác, hãy tham khảo ý kiến khác của bác sĩ hoặc nhân viên chăm sóc sức khỏe trẻ em để được tư vấn một cách chính xác và giúp bé tiếp tục được bú mẹ một cách thoải mái và an toàn.
Trẻ sơ sinh thường sẽ không tự cai sữa trước khi tròn 1 tuổi và có thể trải qua giai đoạn không muốn bú mẹ. Giai đoạn này có thể xảy ra đột ngột sau khi bé đã bú mẹ một thời gian. Và thời gian mà bé không muốn bú mẹ có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
Nếu như các mẹ vẫn chưa muốn cho con cai sữa sớm thì có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây để có thể giúp bé vượt qua thời gian này.
Ngoài ra, cha mẹ cần xem lại đã thực hiện những thay đổi gì trong việc cho bé ăn gần đây? Các bé có bú bình quá nhiều hoặc là sử dụng núm vú giả quá thường xuyên không? Bé từ chối việc bú mẹ cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bé đã quen với việc bú sữa từ bình.
Hãy thử chỉ cho bé bú mẹ trong vài phút mà không cho ăn thêm để xem nguyên nhân từ phản ứng của bé. Cha mẹ cần lưu ý rằng việc bé từ chối bú mẹ còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau khác và không phải lúc nào ta cũng có thể giải quyết được bằng những cách đơn giản.
Nếu như trẻ vẫn tiếp tục quấy khóc và làm mẹ cảm thấy căng sữa một cách khó chịu thì hãy vắt ra một ít sữa và cho trẻ uống bằng cốc chứ không phải bằng bình. Việc cho bé sử dụng cốc để uống có thể thúc đẩy bé bú nhanh hơn. Trên hết, mẹ cũng phải giữ sự kiên nhẫn vì điều này sẽ nhanh chóng trôi qua.
Như đã thấy, việc cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là điều rất quan trọng để có thể bảo vệ cho sức khỏe của trẻ. Trong sữa mẹ có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết (chất béo, chất đạm, canxi, vitamin D...) để cho trẻ phát triển và tăng cường hệ miễn dịch. Việc tiêm vắc-xin đúng lịch cũng rất quan trọng, nó có thể bảo vệ sức khỏe của trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Ngoài ra, việc lưu trữ và pha chế sữa cho bé cũng góp phần giúp đảm bảo an toàn và chất lượng của sữa. Nếu sử dụng sữa công thức cho bé thì mẹ nên tuân thủ đầy đủ những hướng dẫn và chú ý thời gian sử dụng, đồng thời không sử dụng sữa hết hạn sử dụng để cho bé uống. Mẹ nên sử dụng nước sôi để pha chế sữa và hoàn toàn có thể lưu trữ sữa trong tủ lạnh để cho sữa tránh bị nhiễm khuẩn.
Rất nhiều vấn đề có thể xảy ra nếu bé không chịu bú mẹ. Nếu bé không bú sữa mẹ đầy đủ và thường xuyên thì có thể dẫn đến tắc tia sữa và làm giảm nguồn sữa, đồng thời còn làm ảnh hưởng đến cân nặng của bé.
Ngoài ra, các mẹ cũng nên xoa bóp hoặc phải hút sữa đầy đủ thì mới có thể giảm thiểu những vấn đề về sức khỏe như đau núm vú, căng tức và ngực sưng to. Do đó, việc tìm cách giải quyết vấn đề để cho bé chịu bú sữa mẹ là rất quan trọng để có thể đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhà để có thể nhận được sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa khi con có dấu hiệu quấy khóc và mệt mỏi miếng ăn, nhất là giải quyết kịp thời tình trạng bé không chịu bú mẹ. Cha mẹ hãy kiên nhẫn và cùng nhau giúp cho quá trình sinh hoạt của con nhỏ trở lại bình thường.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: vinmec.com
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.