Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mổ viêm tai xương chũm là phương pháp điều trị được chỉ định trong các trường hợp cần can thiệp ngoại khoa để xử trí dứt điểm ổ nhiễm khuẩn ở xương chũm. Bên cạnh chuyên môn bác sĩ, việc chăm sóc sau mổ viêm tai xương chũm cũng rất quan trọng. Đây là bước giúp bệnh nhân tránh được tai biến hậu phẫu và có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian hồi phục.
Viêm tai xương chũm là một bệnh lý nhiễm trùng ở tế bào xương chũm tai do vi khuẩn gây ra, thường xảy ra sau khi viêm tai giữa cấp tính. Các triệu chứng viêm tai xương chũm thường gặp gồm tai sưng đỏ, đau tai, sốt cao đột ngột, có mủ ở tai, cảm thấy khó chịu ở tai, vành tai vểnh, nghe kém… Bệnh viêm tai xương chũm có thể phá hủy phần xương này, dẫn đến nguy cơ người bệnh bị mất khả năng nghe. Đây là bệnh lý tai mũi họng nguy hiểm nhưng khá phổ biến, có thể đe dọa tính mạng nếu không chữa trị sớm.
Viêm tai xương chũm có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh như ceftriaxone và phẫu thuật xương chũm trong trường hợp phác đồ dùng thuốc không mang lại hiệu quả. Chính vì thế, chăm sóc sau mổ viêm tai xương chũm thế nào cũng là mối quan tâm hàng đầu của người nhà bệnh nhân.
Viêm tai xương chũm cấp hay mạn tính đều rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, áp-xe não, viêm tĩnh mạch bên, viêm tắc tĩnh mạch trong sọ, viêm các xương xung quanh sọ, liệt dây thần kinh cơ mặt, áp-xe cổ, áp-xe quanh họng… Đây cũng chính là một trong những cấp cứu tai mũi họng phổ biển.
Trong đó, viêm tai xương chũm hồi viêm và viêm tai xương chũm có cholesteatoma là những mối nguy hiểm nhất của viêm tai xương chũm với hàng loạt biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh và được xếp vào các bệnh lý viêm tai nguy hiểm nhất.
Viêm tai xương chũm có cholesteatoma hình thành do sự xuất hiện của khối cholesteatoma mềm trắng như bã đậu, có khả năng ăn mòn xương, là nguyên nhân hàng đầu gây biến chứng nội sọ…
Viêm tai xương chũm nếu không được điều trị dứt điểm sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, phát hiện sớm và điều trị đúng là yếu tố quan trọng nhất. Với các bệnh nhân có triệu chứng sốt, đau tai, tai chảy mủ, nhức đầu… cần đi khám chuyên khoa tai mũi họng càng sớm càng tốt để xác định đúng tình trạng bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh có thể được chỉ định dùng kháng sinh, chống viêm, giảm đau, hạ sốt trong ít nhất 2 tuần.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị nội khoa, phẫu thuật ngoại khoa có thể được tiến hành nếu điều trị bằng thuốc kháng sinh không hiệu quả. Song song với đó, người bệnh cần được chăm sóc sau mổ viêm tai xương chũm theo đúng hướng dẫn để đạt hiệu quả điều trị tối ưu. Một số phương pháp mổ viêm tai xương chũm được áp dụng phổ biến gồm:
Mổ khoét rỗng đá chũm bán phần sẽ giúp mở hang chũm, xoang chũm ở tầng trên tai giữa, ống thông hang để bác sĩ trực tiếp kiểm tra. Thường được chỉ định là khâu mở đầu cho mổ vá màng tai và kế tiếp mổ khoét đá chũm bán phần. Ngoài ra, phương pháp này còn phù hợp khi khối cholesteatoma đã lan rộng vào hang chũm.
Phương pháp này nhằm dẫn lưu ổ mủ xương chũm thông qua việc mở hang chũm cùng các xoang chũm và nạo lấy hết các bệnh tích. Mổ mở khoét xương chũm thường được chỉ định cho các bệnh nhân bị viêm tai xương chũm bán cấp, viêm tai xương chũm cấp tính, và viêm tai xương chũm ở trẻ em không đáp ứng điều trị bằng thuốc. Tùy thuộc vào mỗi phương pháp mổ viêm tai xương chũm mà thời gian hậu phẫu và lưu viện sẽ khác nhau. Với phương pháp này, bệnh nhân có thể được ra viện sớm sau một vài ngày, nhưng vẫn cần được chăm sóc sau mổ viêm tai xương chũm, vệ sinh vết mổ hàng ngày theo chỉ dẫn của chuyên viên y tế.
Phương pháp này sẽ giúp giải quyết các viêm mủ xoang chũm, viêm mủ mạn tính ở tầng trên tai giữa, thường áp dụng với các trường hợp viêm tai xương chũm mạn tính kèm bệnh tích nhiều và lan rộng.
Ngoài các phương pháp can thiệp ngoại khoa kể trên, trong một số trường hợp đặc biệt như viêm xương chũm xuất ngoại ở cổ, viêm tai xương chũm trẻ em, viêm xương chũm thể thái dương – gò má sẽ cần thực hiện thêm một số thủ thuật hoặc cân nhắc sử dụng phương pháp khác.
Để quá trình hồi phục của người bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn, việc chăm sóc sau mổ là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc sau mổ viêm xương chũm:
Bên cạnh đó, chăm sóc sau mổ viêm xương chũm đòi hỏi cần có sự hướng dẫn và phối hợp của đội ngũ nhân viên y tế có kinh nghiệm và người nhà bệnh nhân.
Viêm tai xương chũm có thể chữa trị dứt điểm nếu bệnh nhân được phẫu thuật kịp thời. Đặc biệt, thời gian phục hồi cũng rút ngắn nếu được chăm sóc sau mổ viêm tai xương chũm đúng cách. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp phẫu thuật căn bệnh này và có thêm kinh nghiệm để chăm sóc người thân trong tương lai.
An An
Nguồn Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.