Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm tai xương chũm cấp là tình trạng viêm các thông bào xương chũm kèm theo viêm tai giữa cấp tính. Viêm tai xương chũm cấp đặc biệt nguy hiểm bởi có thể tiến triển nặng hơn thành viêm tai giữa mạn tính hoặc tử vong do biến chứng nội sọ.
Là một thể thuộc bệnh lý viêm tai xương chũm hay còn gọi là viêm xương chũm, viêm tai xương chũm cấp có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Trong đó, trẻ em, ngời có sức đề kháng yếu, suy giảm miễn dịch… là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao và dễ gặp biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.
Xương chũm là một bộ phận cấu thành nên tai giữa, bao gồm nhiều xương xốp chứa nhiều thông bào, trong đó thông bào lớn nhất được gọi là sào bào. Sào bào chính là nơi hòm nhĩ thông với xương chũm. Chính vì thế, một trong những căn nguyên dẫn tới viêm xương chũm là bắt nguồn từ viêm tai giữa.
Viêm xương tai chũm là hiện tượng tổn thương ở tai lan rộng vào các sào bào và tai giữa trong thời gian không quá 3 tháng. Không giống như tổn thương xương chũm do mủ ứ đọng trong tai giữa gây nên, phản ứng xương chũm này chỉ kéo dài 5 - 7 ngày là khỏi. Trong đó, viêm loãng xương và viêm tắc mạch máu xương là hai bệnh tích phổ biến. Lúc này, các vách ngăn giữa các tế bào xương bị phá hủy, tạo thành các túi mủ, hoặc xương bị chết biến thành xương mục và gây ra nhiều biến chứng. Viêm xương chũm có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em nhưng trẻ em dễ mắc và rất dễ tái lại.
Viêm tai xương chũm cấp thường tiến triển theo nhiều giai đoạn khác nhau, và mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện bệnh khác nhau. Cụ thể:
Ở giai đoạn đầu của bệnh, dấu hiệu biểu hiện trên toàn thân gồm sốt, đau tai, đau xương chũm lan xuống cổ, và có thể lan ra nửa bên đầu. Một số trẻ sẽ xuất hiện thêm triệu chứng viêm màng não như nôn co giật, thóp phồng, cứng gáy... Thăm khám lâm sàng thấy tai xuất hiện mủ đặc, màng nhĩ xung huyết trở lại. Đặc biệt, người bệnh cảm thấy đau khi dùng tay ấn vào xương chũm.
Tới giai đoạn toàn phát, đau chính là triệu chứng rõ rệt nhất với cảm giác đau ngày càng tăng, đau sâu trong ống tai hoặc sau tai, lan ra vùng thái dương đỉnh. Đồng thời, người bệnh nghe kém, khám lâm sàng thấy mủ đặc nhiều, có màu vàng kem, không có mùi thối (nếu chưa bội nhiễm). Hình ảnh nội soi cho thấy màng nhĩ phù nề, đỏ và dày, có thể xuất hiện lỗ thủng nhỏ ở màng nhĩ. Bên cạnh đó, góc sau màng nhĩ bị xoá mờ do thành sau trên ống tai bị sụp. Lúc này, da vùng xương chũm sưng nóng, phù nề nhẹ và rất đau khi ấn.
Cuối cùng là giai đoạn xuất ngoại với các triệu chứng viêm tai xương chũm cấp như cũ hoặc giảm nhẹ một chút vơi nhiều thể khác nhau gồm:
Mối nguy điển hình và cần cảnh giác nhất của viêm tai xương chũm cấp chính là viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm. Đây là tình trạng cấp của viêm tai xương chũm mạn tính nhưng bệnh tích này ẩn chứa nhiều nguy cơ biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh như viêm màng não, áp-xe não, viêm tĩnh mạch bên… Do đó, viêm tai xương chũm cấp được xếp vào loại viêm tai nguy hiểm, và là một cấp cứu tai mũi họng.
Ngoài ra, viêm xương chũm có cholesteatoma có khả năng ăn mòn xương, và là 70% nguyên nhân gây biến chứng nội sọ… Đối với trẻ em, viêm tai xương chũm cấp nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng viêm màng não như mê sảng, co giật.
Viêm tai xương chũm thực chất là viêm tai giữa bởi nó chính là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm xương chũm cấp tính. Viêm tai giữa có thể tiến triển thành viêm tai xương chũm cấp do có các yếu tố thuận lợi như điều trị sai cách, bệnh kéo dài, không chích rạch màng nhĩ kịp thời, mủ không được dẫn lưu ra ngoài; vi trùng độc tính cao; một số bệnh lý cấp tính làm giảm đề kháng của người bệnh như cúm, sởi… Bệnh nhiễm trùng nặng làm mất sức đề kháng như sởi, cúm…
Mặc dù nguy hiểm và rất dễ tái lại nhưng viêm xương chũm hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu điều trị đúng cách. Để xác định được cách điều trị viêm tai xương chũm cấp phù hợp, bác sĩ cần kiểm tra chính xác tình trạng bệnh thông qua một số kỹ thuật thăm khám cận lâm sàng như nội soi tai mũi họng, chụp X-quang schuller, chụp CT xương thái dương, xét nghiệm công thức máu, chụp cộng hưởng từ…
Hiện nay có 2 cách chữa trị viêm xương chũm cấp gồm phẫu thuật mở sào bào thượng nhĩ, khoét chũm tiệt căn và điều trị nội khoa sau phẫu thuật bằng kháng sinh, chống viêm, giảm đau, hạ sốt... Tránh để biến chứng viêm tai và điều trị triệt để, đúng phác đồ bệnh lý tai khi đã bị viêm.
Viêm tai xương chũm cấp tính nếu được điều trị nội khoa kịp thời hay can thiệp ngoại khoa đúng lúc thì tiên lượng hồi phục rất khả quan. Nếu được chăm sóc sau mổ viêm tai xương chũm đúng cách và khả năng đáp ứng điều trị tốt, thính lực của người bệnh sẽ được bảo toàn hoặc chỉ giảm không đáng kể. Đồng thời, giảm nguy cơ biến chứng nội sọ hoặc tử vong. Vì vậy, hãy thăm khám tai mũi họng ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ, đừng mang tâm lý chủ quan sẽ khiến bệnh ngày càng nặng và khó điều trị.
An An
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.