Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn đang muốn sử dụng dung dịch sát khuẩn Cloramin B để làm sạch nhà cửa, nhưng lại lo lắng không biết dùng thế nào để tránh gây hại cho mình, và các thành viên khác trong gia đình. Cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Thời gian vừa qua, cả nước ta ghi nhận các ca mắc Covid-19 mới đang tăng dần. Điều này chứng tỏ rằng dịch bệnh vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn. Bởi thế, mọi người vẫn cần phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh dịch, nhất là giữ cho nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng. Để làm sạch không gian sống, nhiều gia đình đã mách nhau sử dụng thuốc sát khuẩn Cloramin B. Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi sử dụng Cloramin B để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cloramin B là một loại hoá chất được sử dụng để diệt khuẩn bề mặt và xử lý nước. Nó có dạng bột màu trắng tan trong nước ở nhiệt độ thường. Thành phần chính của Cloramin B là Sodium Benzensulfochleramin, công thức hoá học là C6H5SO2NClNa.3H2O, trong đó clo hoạt tính chiếm khoảng 25%.
Cloramin B có thể tồn tại dưới dạng bột hoặc viên và được sử dụng rộng rãi như một chất tẩy.
Cloramin B được sử dụng để diệt khuẩn, khử trùng tại nhiều khu vực khác nhau, bao gồm các khu vực như hành lang, WC, sảnh... Nó cũng được sử dụng để tẩy sạch các vết ố vàng trên sàn nhà và các vật dụng khác, cũng như để pha nước rửa tay sát khuẩn.
Tuy nhiên, khi sử dụng Cloramin B để diệt khuẩn tại nhà, cần lưu ý lau sạch bụi trên các bề mặt, vật dụng, sàn nhà trước khi dùng dung dịch để lau sạch. Sau đó, cần lau lại các bề mặt bằng nước sạch và lau khô. Đối với đồ chơi của trẻ em, cần ngâm trong dung dịch từ 10 - 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch và phơi khô.
Có nhiều phương pháp để pha dung dịch Cloramin B với các nồng độ khác nhau phù hợp với mục đích sử dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý phải pha chính xác nồng độ được khuyến cáo để đảm bảo an toàn.
Nếu muốn làm sạch bề mặt thông thường, thì bạn pha bột Cloramin B với nước theo tỷ lệ 0,25g cho 25 lít nước. Thời gian cần để dung dịch phát huy hiệu quả là khoảng từ 15 đến 30 phút.
Để sát khuẩn bề mặt và tiêu diệt vi khuẩn, virus, bạn pha dung dịch Cloramin B với nồng độ 2% theo công thức hòa tan 2g Cloramin B trong 100ml nước. Thời gian cần thiết để sát khuẩn hiệu quả là khoảng 60 phút.
Trong trường hợp làm sạch bề mặt bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng, bạn cũng pha dung dịch Cloramin B với nồng độ 2% như trên và tiến hành sát khuẩn. Tuy nhiên, thời gian tiệt trùng sẽ kéo dài hơn, khoảng 120 phút.
Dung dịch Cloramin B có thể gây ngộ độc, kích ứng da, mắt và suy hô hấp trong trường hợp bạn sử dụng với nồng độ vượt quá mức an toàn là 2%. Vì vậy, khi sử dụng Cloramin B để sát khuẩn, bạn cần chú ý các điểm sau đây để tránh rủi ro:
Trong trường hợp vô tình nuốt phải hoặc ngậm Cloramin B, đặc biệt là với trẻ nhỏ như trường hợp đã được đề cập ở trên, bạn cần cho người bệnh uống ngay một lượng nước ấm không kích thích để giúp tránh tình trạng nôn mửa, sau đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp.
Nếu phải hít phải không khí chứa hóa chất Chlorine hoạt tính của Cloramin B, người bị ảnh hưởng cần được đưa ra khỏi vùng không khí bị ô nhiễm ngay lập tức và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí.
Trường hợp bị bắn hóa chất vào mắt, bạn cần rửa sạch mắt và mặt ngay lập tức bằng nước sạch nhiều lần và đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Nếu hóa chất bắn vào quần áo hoặc dính trên da, người bị cần cởi bỏ ngay quần áo dính hóa chất, rửa sạch vùng da bị dính bằng nước sạch ấm và xà phòng.
Đối với trẻ nhỏ, bạn cần chú ý để trẻ không lấy đồ vật chơi không an toàn và nuốt phải các loại dị vật nguy hiểm, trong đó có các loại thuốc hoặc hóa chất không bảo quản thận trọng và để xa tầm tay với của trẻ.
Việc sử dụng Cloramin B để khử trùng và sát khuẩn nhà cửa để chủ động phòng tránh Covid-19 là điều đúng đắn. Thế nhưng bạn cẩn trọng khi sử dụng Cloramin B, nên pha chế đúng liều lượng, dùng đúng cách để tránh ảnh hưởng sức khỏe. Việc sử dụng Cloramin có độc hại không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào người dùng. Mong rằng từ các nội dung hữu ích trên bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe.
Bảo Vân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.