Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cắt lợi có nguy hiểm không? Cách chăm sóc sau cắt lợi cho nhanh khỏi?

Ngày 28/08/2022
Kích thước chữ

Phẫu thuật cắt nướu là giải pháp cho những nụ cười hở lợi kém duyên, cải thiện các bệnh răng nướu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo lắng không biết phẫu thuật cắt lợi có nguy hiểm không? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời cho thắc mắc của bạn nhé!

Cười hở lợi là khuyết điểm không ảnh hưởng đến tình trạng răng miệng nhưng làm mất đi tính thẩm mỹ. Nụ cười hở lợi khiến bạn cảm thấy tự ti khi nói chuyện và giao tiếp. Chính vì thế phẫu thuật cắt nướu là phương pháp giúp cải thiện tình trạng hở lợi hiệu quả. Vậy cắt lợi có nguy hiểm không?

Phẫu thuật cắt lợi như thế nào?

Cắt nướu là một thủ thuật nha khoa để loại bỏ một phần mô nướu thừa lấn qua phần thân răng, phần nướu bị nhiễm trùng hoặc các bệnh răng miệng khác. Đầu tiên, bác sĩ sẽ cắt tỉa và điều chỉnh phần nướu thừa để lộ thân răng ra ngoài nhiều hơn. Phẫu thuật được thực hiện trực tiếp trong khoang miệng, bóc tách phần nướu bị thừa và khâu mép lợi sao cho không để lại sẹo. 

Ngày nay, có nhiều phương pháp cắt lợi khác nhau, tùy theo tình trạng và nhu cầu của bạn mà áp dụng kỹ thuật phù hợp:

  • Cắt lợi thủ công bằng dao mổ: Đây là phương pháp truyền thống bằng dụng cụ dao mổ chuyên dụng. Phương pháp này đòi hỏi sự cẩn thận, cũng như kinh nghiệm và kỹ năng của bác sĩ phẫu thuật. 
  • Cắt lợi bằng điện: Phương pháp cắt nướu này sử dụng sóng điện từ và dòng tia lửa điện tần số cao để loại bỏ nướu bị viêm. Tuy nhiên, kỹ thuật này phải được đảm bảo sử dụng ở những khu vực không có máu, không tiếp xúc với xương hàm.
  • Cắt nướu bằng laser: Cắt nướu bằng laser là giải pháp tối ưu nhất, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng có khả năng giải phóng chùm ánh sáng khuếch đại và có bức xạ cao. Loại ánh sáng này có khả năng tiêu diệt các tế bào nướu bị nhiễm bệnh.
Cắt lợi có nguy hiểm không? Chăm sóc sau cắt lợi cho nhanh khỏi? 1 Cắt lợi không nguy hiểm vì đây là cuộc tiểu phẫu nha khoa đơn giản 

Cắt lợi có nguy hiểm không?

Phẫu thuật cắt lợi chỉ là trường hợp tiểu phẫu đơn giản trong nha khoa, không xâm lấn vào cấu trúc răng. Do đó an toàn và ít xảy ra biến chứng, tuy nhiên nếu thực hiện cắt lợi ở địa chỉ không uy tín và bác sĩ không có nhiều kinh nghiệm sẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

  • Nếu bác sĩ cắt lợi và tạo hình xương ổ răng quá nhiều sẽ dẫn đến tụt lợi, mất nhú lợi làm răng ê buốt và mất thẩm mỹ.
  • Trường hợp không vệ sinh răng sạch sẽ sau khi phẫu thuật cắt lợi sẽ tăng nguy cơ cười hở lợi tái phát.
  • Nếu bác sĩ thực hiện không đúng quy trình, bạn sẽ cảm thấy đau nhức răng, khó khăn lúc ăn uống ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Nếu phẫu thuật gây sai lệch xương hàm sẽ khiến rối loạn khớp cắn. Từ đó bạn phải khắc phục hậu quả của lệch xương hàm bên cạnh phẫu thuật cắt lợi.
  • Nếu thực hiện cắt lợi ở địa chỉ kém chất lượng có thể xuất hiện tình trạng chảy máu kéo dài hoặc vết thương phẫu thuật bị viêm nhiễm gây ra các bệnh lý về răng miệng khác.

Quy trình phẫu thuật cắt lợi diễn ra như thế nào?

Bước 1: Khám và tư vấn 

Bước đầu tiên, bác sĩ thường kiểm tra tổng thể tình trạng răng miệng của bạn. Nếu bạn mắc phải một số bệnh lý răng miệng, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị dứt điểm các vấn đề đó trước. Tiếp theo bác sĩ sẽ lên kế hoạch tỷ lệ cắt nướu sao cho phù hợp với bạn.

Bước 2: Làm sạch khoang miệng và gây tê 

Vệ sinh khoang miệng là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn trong quá trình cắt nướu, vì vậy bác sĩ sẽ làm sạch khoang miệng của bạn một cách kỹ lưỡng bằng cách lấy cao răng, mảng bám, súc miệng,… để khoang miệng được sạch sẽ, bước tiếp theo là gây mê. 

Bước 3: Tiến hành tỉa nướu 

Theo tỷ lệ đã được tính toán trước đó, bác sĩ bắt đầu tiến hành thực hiện thủ thuật cắt nướu. Trong quá trình này, bạn sẽ không cảm thấy đau đớn hay khó chịu do hiệu quả của thuốc tê.

Bước 4: Đặt lịch tái khám

Sau khi phẫu thuật cắt nướu thành công, bác sĩ sẽ làm sạch và sát khuẩn lại khoang miệng của bạn. Sau đó nghe bác sĩ hướng dẫn về cách chăm sóc răng miệng và kiêng khem sau một ca tiểu phẫu. Một tuần sau khi phẫu thuật cắt bỏ nướu, bạn nên quay lại tái khám.

Cắt lợi có nguy hiểm không? Chăm sóc sau cắt lợi cho nhanh khỏi? 2 Sau khi khám tổng quát và lên kế hoạch cắt lợi, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật và tái khám để kiểm tra tình trạng răng nướu

Cách chăm sóc sau khi cắt lợi

Thời gian hồi phục sau phẫu thuật cắt nướu chủ yếu phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân. Đối với trường hợp cười hở lợi do nướu phát triển quá mức, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và cắt nướu một lần nhanh chóng và nhẹ nhàng. Khoảng 1 tuần sau vết thương sẽ lành và bạn có thể ăn uống như bình thường. 

Trường hợp bị tụt lợi là do xương hàm phát triển khiến vùng nướu nhô cao và chìa ra ngoài thì bạn phải phẫu thuật mài xương ổ răng rồi cắt nướu. Bạn có thể ăn uống bình thường trở lại sau 10 ngày. 

Thông thường, sẽ mất 5 - 7 ngày để giảm sưng sau khi cắt nướu và 3 - 6 tháng để phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, để quá trình làm lành vết thương diễn ra nhanh chóng, dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc răng lợi sau phẫu thuật.

Khoảng 5 đến 7 ngày sau vết mổ: Uống thuốc kháng sinh chống viêm, chống phù nề theo chỉ định của bác sĩ.

  • Hai ngày đầu sau khi cắt chỉ nên ăn cháo loãng.
  • Thay bàn chải bằng nước súc miệng diệt khuẩn để làm sạch răng miệng.
  • Không ăn nhiều thức ăn cay, nóng và có tính axit gây kích ứng và viêm nướu. 
  • Tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để đẩy nhanh quá trình làm lành của vết thương.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, cà phê.
  • Kiểm tra định kỳ theo quy định của bác sĩ.
Cắt lợi có nguy hiểm không? Chăm sóc sau cắt lợi cho nhanh khỏi? 3 Sau phẫu thuật cắt lợi có thể rỉ máu ở chân răng khoảng 24 giờ nhưng bạn không cần quá lo lắng vì điều này là bình thường

Nhìn chung, bạn không phải quá lo lắng cắt lợi có nguy hiểm không. Vì phẫu thuật cắt lợi chỉ là tiểu phẫu không quá phức tạp. Bạn chỉ cần lựa chọn trung tâm nha khoa thẩm mỹ uy tín, cơ sở vật chất hiện đại, có bác sĩ nhiều kinh nghiệm thì ca phẫu thuật sẽ thành công tốt đẹp.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin