Polyp dạ dày là một trong cách bệnh lý phổ biến ở đại tràng và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Vậy những trường hợp nào cần cắt polyp dạ dày để không gây ra biến chứng cho người bệnh? Hãy cùng tìm hiểu thêm những thông tin về polyp dạ dày qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
Polyp dạ dày là một bệnh lý thường gặp nhưng ít gây ra triệu chứng nên rất khó phát hiện. Tuy nhiên, một số loại polyp lại là nguyên nhân của căn bệnh ác tính do vậy các bác sĩ thường chỉ định cắt Polyp đại tràng để phòng ngừa các biến chứng về sau. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay về cắt polyp dạ dày qua bài viết dưới đây.
Polyp dạ dày là gì?
Dạ dày có chức năng quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Trong dạ dày có nhiều axit để diệt khuẩn và nghiền nhỏ thức ăn để giúp tiêu hóa dễ dàng. Lớp lót bên trong của dạ dày được gọi là biểu mô. Nếu tế bào biểu mô của dạ dày bị rối loạn và phát triển không bình thường có thể sẽ sinh ra polyp dạ dày.
Các polyp dạ dày xuất phát từ mô hoặc lớp bên dưới niêm mạc dạ dày. Việc phát hiện polyp dạ dày thường xảy ra ngẫu nhiên khi người bệnh được tiến hành nội soi dạ dày. Mặc dù polyp dạ dày không phải là một dạng ung thư, nhưng một số loại polyp có thể phát triển thành ung thư dạ dày.
Nguyên nhân gây polyp dạ dày
Theo các chuyên gia thì mọi yếu tố khiến cho dạ dày bị rối loạn phát triển đều là nguyên nhân hình thành polyp dạ dày. Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa xác định được lý do chủ yếu nào tạo ra polyp dạ dày. Nhưng trên thực tế có một số nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ mắc polyp dạ dày như:
Người bệnh có tổn thương niêm mạc dạ dày lâu dài hoặc bị viêm loét dạ dày lặp đi lặp lại.
Người bệnh có tiền sử sử dụng các loại thuốc ức chế bơm proton lâu dài.
Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người thân từng mắc polyp dạ dày thì bạn có nguy cơ cao hơn so với người khác. Ngoài ra, nếu bạn mắc các bệnh lý di truyền trên đường tiêu hóa cũng sẽ có khả năng bị bệnh hơn.
Trường hợp nào cần cắt polyp dạ dày?
Việc cắt bỏ polyp dạ dày phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kích thước, loại polyp, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và khả năng tiến hóa thành ung thư. Dưới đây là một số trường hợp cần cân nhắc cắt bỏ polyp dạ dày:
Polyp tăng sản tăng: Polyp tăng sản thường lành tính, nhưng khi polyp có kích thước lớn và tăng nhanh, nguy cơ gây ung thư. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề xuất cắt bỏ polyp để ngăn ngừa nguy cơ ung thư dạ dày.
Polyp tăng sản nhỏ hơn 0,5cm có nhiễm HP: Các polyp nhỏ nhưng nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) có thể được điều trị bằng kháng sinh để loại bỏ nhiễm vi khuẩn. Việc cắt bỏ polyp trong trường hợp này không cần thiết, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và chỉ định của bác sĩ.
Polyp từ 0,5cm trở lên: Các polyp dạ dày có kích thước từ 0,5cm trở lên thường được xem xét để cắt bỏ thông qua phẫu thuật nội soi. Điều này giúp loại bỏ nguy cơ ung thư và giữ cho tình trạng sức khỏe của bệnh nhân được kiểm soát.
Polyp tuyến đáy vị: Polyp tuyến đáy vị có kích thước nhỏ thường không gây ra nguy cơ đáng kể và thường không cần thiết phải cắt bỏ. Tuy nhiên, khi polyp có kích thước lớn hơn 1cm hoặc có biểu hiện loét bề mặt, bác sĩ có thể đề xuất cắt bỏ và thực hiện sinh thiết để đánh giá nguy cơ ung thư.
Polyp dạng u tuyến: Polyp dạng u tuyến có nguy cơ chuyển hóa thành ung thư dạ dày. Chúng thường được đề xuất cắt bỏ để ngăn ngừa sự phát triển của ung thư. Sau khi cắt bỏ, bệnh nhân cần được theo dõi định kỳ bằng nội soi dạ dày để kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Hội chứng đa polyp: Trong những trường hợp có hội chứng đa polyp thì nguy cơ tiến hóa thành ung thư thường cao. Do đó, cắt bỏ polyp sớm là quan trọng để ngăn ngừa nguy cơ này.
Cắt polyp dạ dày được thực hiện như thế nào?
Cắt polyp dạ dày là một thủ tục y tế quan trọng để loại bỏ polyp dạ dày và ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Hiện nay, phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất để cắt polyp dạ dày là sử dụng nội soi. Dưới đây là quy trình cắt polyp dạ dày bằng phương pháp nội soi:
Chuẩn bị: Trước khi thực hiện thủ tục cắt polyp dạ dày, người bệnh cần tiến hành chuẩn bị, bao gồm không ăn uống trong khoảng thời gian được chỉ định trước khi thủ tục. Người bệnh sẽ được thông báo chi tiết về các yêu cầu chuẩn bị này từ phía bác sĩ.
Thực hiện nội soi: Trong quá trình thực hiện nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh nằm nghiêng hoặc nằm ngửa trên bàn nội soi. Một ống nội soi mềm, linh hoạt và có chứa dây thòng lọng sẽ được đưa vào qua miệng và hầu như không gây đau đớn cho bệnh nhân.
Định vị và cắt polyp: Khi ống nội soi đến dạ dày, bác sĩ sẽ sử dụng camera ở đầu ống nội soi để quan sát niêm mạc dạ dày và tìm vị trí của polyp. Sau đó, bác sĩ sử dụng công cụ chuyên dụng thông qua ống nội soi để đốt cháy chân của polyp bằng điện hoặc sử dụng các công cụ để cắt polyp ra khỏi niêm mạc dạ dày.
Lấy mẫu và xét nghiệm: Polyp sau khi bị cắt bỏ sẽ được lấy ra và đem đi xét nghiệm bằng kính hiển vi để kiểm tra xem có chứa tế bào ác tính của ung thư hay không. Quá trình này giúp đảm bảo rằng polyp được loại bỏ đầy đủ và nguy cơ ung thư được đánh giá chính xác.
Hoàn tất: Sau khi hoàn tất quá trình cắt polyp và lấy mẫu, ống nội soi sẽ được rút ra từ miệng của người bệnh. Bệnh nhân có thể cảm thấy một số khó chịu nhưng thường sẽ không gây đau đớn nhiều.
Sau khi cắt polyp dạ dày cần chăm sóc như thế nào?
Nếu cắt polyp dạ dày bằng nội soi, người bệnh có thể xuất viện trong ngày. Nhưng vì còn bị ảnh hưởng từ thuốc gây tê và thuốc an thần, người bệnh nên có người thân đưa đi, nghỉ ngơi ở nhà, không làm việc nặng hay điều khiển xe cộ, máy móc trong ít nhất 24 giờ sau đó. Ngược lại, các trường hợp cắt polyp dạ dày bằng phương pháp mổ, người bệnh phải theo dõi hậu phẫu vài ngày và điều trị kháng sinh và chăm sóc vết mổ ở bệnh viện.
Tuy nhiên, chung quy lại, phẫu thuật cắt polyp dạ dày có thời gian hồi phục khá nhanh. Các tác dụng phụ nhỏ như buồn nôn, nôn ói, chướng bụng, bí tiểu, đầy hơi và chuột rút thường sẽ qua trong vòng 24 giờ.
Chế độ ăn uống sau khi cắt polyp dạ dày không cần kiêng khem quá kỹ. Tuy nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nên tránh một số đồ uống và thực phẩm có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa trong hai đến ba ngày sau khi làm thủ thuật như trà, cà phê, nước ngọt, rượu hay thức ăn cay, nóng, chua.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về cắt polyp dạ dày và những điều mà bạn cần biết. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình phẫu thuật này.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm