Long Châu

Polyp dạ dày: Phát hiện sớm để chủ động phòng ngừa ung thư

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Polyp dạ dày là tình trạng khá hiếm gặp và thường không gây bất cứ triệu chứng gì khó chịu. Thông thường, polyp dạ dày chỉ được phát hiện một cách tình cờ khi nội soi đường tiêu hóa. Bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân nào gây ra polyp dạ dày và điều trị như thế nào? Chúng ta có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Polyp dạ dày là gì?

Polyp dạ dày là tình trạng những tế bào phát triển không kiểm soát hình thành khối u trên lớp niêm mạc dạ dày. Hầu như, những polyp này không gây ra bất kỳ triệu chứng gì và thậm trí không ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh. Tuy nhiên, một số polyp có thể dẫn tới những tình trạng nguy hiểm hay trở thành ung thư.

Polyp dạ dày được chia làm hai loại là polyp lành tính và polyp gây ung thư. Trong đó, polyp biểu mô là dạng polyp thường gặp nhất. Polyp biểu mô thường gặp 3 dạng là:

  • Polyp tuyến cơ (FGP): Polyp phổ biến nhất, thường xuất hiện ở phần trên hoặc dưới của dạ dày. Polyp tuyến cơ thường có hình dạng như những nốt mụn nhỏ và phẳng mịn. Polyp tuyến cơ thường liên quan tới việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton. Những polyp này thi hiếm khi phát triển thành ung thư.

  • Polyp tăng sản (GHP): Thường nằm rải rác ở khắp dạ dày và xuất hiện thành từng chùm. Polyp tăng sản thì thường hình thành ở những người có tiền sử viêm hay nhiễm trùng trong dạ dày như viêm loét dạ dày, viêm dạ dày do H. pylori hay thiếu máu ác tính. Polyp tăng sản hiếm phát triển thành ung thư, những vẫn có thể xảy ra.

  • Polyp dị dạng: Là polyp tân sinh phổ biến nhất và thường xuất hiện ở phần đáy dạ dày. Chúng thường gặp ở những người bị viêm hang vị dạ dày. Polyp dị dạng thường có thể phát triển thành ung thư tùy thuộc vào loại tế bào cấu tạo nên polyp cũng như kích thước của chúng.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của polyp dạ dày

Polyp dạ dày thường không gây ra bất cứ một triệu chứng nào. Bệnh thường chỉ được phát hiện khi đi nội soi dạ dày hay khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể cảm nhận được một số triệu chứng của polyp dạ dày như là:

Biến chứng có thể gặp khi bị Polyp dạ dày

  • Thiếu máu mạn tính;

  • Ung thư dạ dày.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. 

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến polyp dạ dày

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới polyp dạ dày như là:

Viêm dạ dày mãn tính

  • Nhiễm Helicobacter pylori.

  • Thiếu máu ác tính.

  • Niêm mạc dạ dày bị tổn thương kéo dài, vi dụ như loét dạ dày.

  • Sử dụng một số thuốc ức chế bớm proton trong một khoảng thời gian dài.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc polyp dạ dày?

Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị polyp dạ dày. Tuy nhiên người từ 45 tuổi trở lên thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) polyp dạ dày

Các yếu tố làm tăng nguy polyp dạ dày: 

  • Đã từng bị polyp dạ dày trước đó;

  • Tiền sử gia đình có người bị polyp dạ dày;

  • Lối sống không lành mạnh, không tập thể dục thường xuyên;

  • Hút thuốc lá;

  • Uống quá nhiều rượu, bia;

  • Nhiễm trùng dạ dày do vi khuẩn;

  • Bị một số bệnh dạ dày: Viêm dạ dày mãn tính, thiếu máu ác tính, loét dạ dày,…

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán polyp dạ dày

Chẩn đoán polyp dạ dày bắt đầu bằng tiền sử bệnh và những triệu chứng lâm sàng. Sau đó bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm. Những xét nghiệm thường thấy như:

  • Nội soi dạ dày: Sử dụng một ông nội soi dài có gắn camera để quan sát bên trong dạ dày và tìm kiếm polyp.

  • Sinh thiết: Bác sĩ sẽ lấy một phần mô nhỏ trong polyp để kiểm tra tế bào ung thư.

Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị polyp dạ dày hiệu quả

Cách tốt nhất để điều trị polyp dạ dày hiệu quả là cắt bỏ những khối u này. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ những polyp này trong quá trình nội soi.

Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể sinh thiết để tìm kiếm tế bào ung thư. 

Nếu như những polyp này có kích thước lớn và không thể cắt bỏ trong quá trình nội soi. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ. Đây là một loại phẫu thuật xâm lấn tối thiểu trong quá trình phẫu thuật. 

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của polyp dạ dày

Chế độ dinh dưỡng:

  • Uống nhiều nước;

  • Ăn uống khoa học và lành mạnh, nên ăn những thức ăn mềm;

  • Hạn chế những thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng.

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa polyp dạ dày hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng;

  • Bỏ thuốc lá hoặc tránh khói thuốc lá;

  • Không uống rượu, bia;

  • Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học;

  • Khám sức khỏe thường xuyên để có thể kịp thời phát hiện và điều trị bệnh sớm.

Nguồn tham khảo
  1. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17797-stomach-polyps
  2. https://www.healthline.com/health/stomach-polyps
  3. https://www.medicalnewstoday.com/articles/stomach-polyps
  4. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stomach-polyps/symptoms-causes/syc-20377992#:~:text=Stomach%20polyps%20%E2%80%94%20also%20called%20gastric,you%20for%20some%20other%20reason.

Các bệnh liên quan

  1. Vỡ túi mật

  2. Ợ chua

  3. Thiếu máu cục bộ đường mật

  4. Ung thư biểu mô tế bào gan

  5. Sỏi mật

  6. Gan nhiễm mỡ không do rượu

  7. Suy gan

  8. Ngứa hậu môn

  9. Thoát vị thành bụng

  10. Nhiễm vi khuẩn Salmonella