Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cây bồ công anh có mấy loại và cách phân biệt từng loại?

Ngày 21/07/2022
Kích thước chữ

Cây bồ công anh là một loại cây thuốc vô cùng phổ biến. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết cách phân biệt và sử dụng loại cây này như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt cây bồ công anh có mấy loại và sử dụng loại dược liệu này một cách hiệu quả nhất.

Hình ảnh bồ công anh thường gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Chúng mang ý nghĩa của tình yêu, sức mạnh và sự kiên cường. Bồ công anh cũng có rất nhiều loại và tác dụng tích cực đối với sức khỏe con người. Vậy cây bồ công anh có mấy loại và tác dụng chữa bệnh như như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Đặc điểm cây bồ công anh

Cây bồ công anh là cây thân thảo, tuổi thọ ngắn chỉ 1-2 năm. Thân nhẵn, mọc thẳng có đốm màu tím, cao chỉ từ nửa mét đến 2m, lá mọc từ rễ, không có cuốn, hình bầu dục thuôn dài. Hoa mọc thành chùm, phân thành nhiều nhánh, thường mọc ở đỉnh hoặc ở giữa các lá. Bao hoa hình trụ gồm 8-10 hoa trên mỗi đầu. Hoa có nhiều màu chẳng hạn như loại của Việt Nam thường có màu vàng, loại của Trung Quốc có màu tím hoặc màu trắng. Quả có màu đen, có lông màu trắng nhạt, mỗi khi bấm vào lại tiết ra nhựa. Mùa hoa nở rộ vào khoảng tháng 6-7 hàng năm và kết thúc vào tháng 9.

Cây thường mọc hoang và phân bố chủ yếu ở những nơi ẩm thấp trong vườn, ven đường, ven sông hoặc bờ ruộng. Phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Philippines, Nhật Bản,... Ở Việt Nam, bồ công anh mọc rải rác khắp nơi từ trung du đến đồng bằng. Tuy nhiên, nó mọc nhiều hơn ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Đây là loại cây rất dễ trồng bằng hạt, thời vụ trồng từ tháng 3 đến tháng 4 hoặc tháng 9 tháng 10, ngoài ra có thể trồng từ cây có gốc rễ.

Cây bồ công anh có mấy loại?

Bồ công anh Việt Nam

Đặc điểm nhận dạng như:

  • Cây thân thảo, sống được 1-2 năm, thân đứng, cao từ 0.5-2m có đốm tía.
  • Lá mọc xen kẽ, không có cuống lá, lá có răng cưa. Khi ấn vào thân và lá thì có dịch tiết ra. 
  • Cụm hoa tập hợp thành từng chùy, thường mọc ở đỉnh và ở kẽ lá và phân thành nhiều nhánh. Bao hoa hình trụ với 8 đến 10 hoa màu vàng nhạt ở mỗi đầu. Hoa thường nở từ tháng 6-7 hàng năm và kết quả vào tháng 8-9, quả đen, lông trắng nhạt.

Cây chỉ thiên

Loại cây này còn có tên là cây thổi lửa, cỏ lưỡi chó, cỏ lưỡi mèo,... 

Trong các sách y học cổ của Trung Quốc, nó được gọi là xuy hỏa căn, thiên giới thái, thổ bồ công anh,.. Các nhà thuốc Đông y gọi đây là cây thiền hồ nam. Loại cây này mọc rất nhiều ở miền nam nước ta và không có công dụng làm thuốc. Theo màu sắc thì loại cây này được chia thành 3 loại chính là cây bồ công anh vàng, tím và trắng. Cả 3 loại cây này đều có tác dụng nấu nước uống hoặc thức ăn, nhưng chỉ có cây bồ công anh lùn là có tác dụng chữa bệnh. Vì vậy, trước khi sử dụng cần phân biệt chính xác để điều trị đạt hiệu quả cao.

Bồ công anh Trung Quốc

Đây là loại cây thân lùn, mọc hoang hoặc được gây trồng ở một số nơi nước ta. Loại cây này có thân rất ngắn chỉ 40-60cm, lá mọc trực tiếp từ rễ, phiến lá đơn, màu xanh lục mặt trên đậm hơn ở dưới. Rễ có hình trụ và mọc thẳng xuống đất. Những bông hoa mọc ở đầu và chuyển sang màu vàng theo tuổi. Quả hình bầu dục, hẹp, màu nâu đen và dài 0.3-0.4 cm. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng cây bồ công anh lùn có công dụng chữa bệnh. Vì vậy, tất cả các bộ phận của lá, rễ và thân đều được dùng làm thuốc.

Cây bồ công anh có mấy loại và cách phân biệt từng loại? 1 Cây bồ công anh có mấy loại? Thì câu trả lời là có ba loại phổ biến 

Tác dụng của cây bồ công anh với sức khỏe

Bồ công anh có vị ngọt, tính bình, không độc.

Tác dụng chính là: Chữa viêm tuyến vú, viêm đường tiết niệu, sưng nhọt, đau dạ dày… Lá cây giàu vitamin A, canxi, sắt giúp tiêu sưng, thanh nhiệt, giải độc,... Ngoài ra rễ có tác dụng ức chế sự phát triển của các khối u, đặc biệt, nó thường được dùng làm thuốc chữa bệnh ung thư.

Chữa tắc tia sữa

Cây bồ công anh là loại cây dùng để chữa và hỗ trợ phụ nữ sau sinh bị tắc ống dẫn sữa nên có thể áp dụng một bài thuốc cực kỳ hiệu quả dưới đây: 

  • Dùng 20-40g lá bồ công anh tươi, rửa sạch, để ráo.
  • Giã nát lá với một chút muối rồi chắt lấy nước uống hàng ngày.
  • Phần bã sau khi vắt có thể dùng đắp lên ngực sưng đau.
  • Thực hiện một ngày hai lần có tác dụng giảm sưng đau vú và thông tắc tuyến sữa hiệu quả. 
Cây bồ công anh có mấy loại và cách phân biệt từng loại? 2 Bồ công anh hỗ trợ cho mẹ đang cho con bú tắc tia sữa

Trị mụn nhọt

Lá bồ công anh có chứa chất kháng viêm, chống oxy hóa cao nên có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng rất hiệu quả giúp ngăn ngừa mụn.

Cách sử dụng bài thuốc như sau: 

Cách 1: Dùng lá bồ công anh, bèo cái và sài đất. Đem các vị thuốc đi rửa sạch rồi đun với nước để uống hàng ngày trong vòng 1 tháng. Kiên trì sử dụng mụn trên mặt giảm dần. 

Cách 2: Dùng 20-40g lá tươi giã nát với ít muối, vắt lấy nước cốt uống rồi lấy bã đắp lên vùng da bị viêm, mụn nhọt.

Chữa quai bị

Chữa bệnh quai bị bằng cách như sau: 

  • Chuẩn bị 30 gam bồ công anh, lòng trắng trứng gà và đường phèn. 
  • Rửa sạch bồ công anh, xay nhuyễn hoặc giã nát và trộn với lòng trắng trứng gà và đường phèn. 
  • Sau đó, sử dụng hỗn hợp này đắp lên vùng bị quai bị. Đối với bệnh quai bị, mỗi ngày đắp 1 lần, kiên trì thực hiện từ 3 đến 5 lần sẽ thấy hiệu quả.

Chữa viêm bàng quang

Cách dùng bồ công anh chữa viêm bàng quang đơn giản như sau: 

  • Chuẩn bị bồ công anh, quất bì và sa nhân. 
  • Phơi khô 3 nguyên liệu trên và xay thành bột mịn. 
  • Khi sử dụng, trộn 2 gam hỗn hợp bột trên với nước và uống 3 lần một ngày. Kiên trì uống hàng ngày, các triệu chứng viêm nhiễm, rối loạn bàng quang sẽ thuyên giảm dần.

Trị rắn độc cắn

Chữa trị rắn độc cắn bằng bồ công anh:

  • Lấy lá bồ công anh tươi giã nát, thêm chút muối rồi đắp lên vùng da bị rắn cắn, dùng vải mịn buộc chặt.
  • Mỗi ngày thay thuốc 1 lần, kiên trì trong 1 tuần, các chất độc được đào thải hoàn toàn.

Lưu ý khi dùng cây bồ công anh chữa bệnh

Một số lưu ý khi sử dụng thảo mộc bồ công anh để chữa bệnh là: 

  • Loại thảo mộc này có chứa một lượng kali đáng kể khi dùng chung với một số loại thuốc lợi tiểu sẽ làm tăng nồng độ kali và gây mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể. 
  • Mỗi ngày chỉ nên uống từ 12 đến 40 gam bồ công anh để tránh những tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi, sỏi mật, viêm túi mật, dị ứng, cảm lạnh, viêm da tiếp xúc,...
  • Nếu dùng chung với thuốc kháng sinh sẽ làm giảm công dụng của loại thuốc này.
  • Một số đối tượng không nên thực hiện vị thuốc này:
  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Người mẫn cảm với các thành phần của thảo dược này.
  • Người bị tiểu đường, mất cân bằng điện giải, cao huyết áp hoặc suy tim, sung huyết.
  • Người bị hội chứng ruột kích thích, tắc ống mật, tắc ruột, mắc các bệnh về hệ tiêu hóa,...
Cây bồ công anh có mấy loại và cách phân biệt từng loại? 3 Mặc dù bồ công anh có nhiều lợi ích nhưng tốt nhất tham khoẻ ý kiến cả bác sĩ trước khi sử dụng

Bồ công anh là một cây thuốc quý được dùng để chữa nhiều bệnh trong đông y. Với bài vết trên hy vọng bạn đã phân biệt được cây bồ công anh có mấy loại và có thể tham khảo những bài thuốc đã nêu trên để sử dụng thảo dược này bảo vệ sức khỏe bản thân.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin