Long Châu

Viêm túi mật: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm túi mật là tình trạng túi mật bị viêm và kích ứng. Nguyên nhân thường do nhiễm khuẩn, túi mật bị sỏi hoặc do kích ứng chất hóa học gây ra. Viêm túi mật và sỏi mật là căn bệnh phổ biến ở đường mật và có quan hệ mật thiết với nhau. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng viêm túi mật và điều trị như thế nào? Chúng ta có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Viêm túi mật là gì? 

Viêm túi mật là tình trạng sưng đỏ và viêm của túi mật, xảy ra khi dịch mật bị kẹt và ứ đọng. Thường do sỏi mật gây tắc nghẽn đường dẫn mật. Đa số trường hợp cần nhập viện và điều trị.

Viêm túi mật có 2 loại là viêm túi mật cấp tính và viêm túi mật mạn tính.

Viêm túi mật cấp tính: Là tình trạng túi mật bị viêm đột ngột, và kéo dài hơn 4 giờ. Lúc này, bạn cần phải nhập viện để điều trị kịp thời.

Viêm túi mật mạn tính: Tình trạng túi mật bị viêm trong một khoảng thời gian dài, thường do viêm túi mật cấp tính tái phát nhiều lần.

Xem thêm: Những cấp độ viêm túi mật cấp tính phổ biến nhất

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm túi mật

Các triệu chứng của viêm túi mật thường dễ nhầm lẫn với một số vấn đề sức khỏe khác, vì vậy bạn cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác hơn. 

Thông thường, bạn sẽ cảm thấy đau nhói, đột ngột ở vùng hạ sườn phải. Cơn đau có thể lan lên lưng hoặc dưới xương bả vai phải. Ngoài ra, một số triệu chứng khác cần lưu ý như:

  • Đau bụng dữ dội đặc biệt là ở trên hoặc giữa;
  • Đau khi hít sâu hoặc sờ vào bụng;
  • Bụng mềm khi chạm vào;
  • Buồn nôn, nôn mửa;
  • Sốt và ớn lạnh;
  • Vàng da và vàng mắt;
  • Phân lỏng và nhạt màu.
  • Những triệu chứng này thường xảy ra sau bữa ăn nhiều dầu mỡ.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm túi mật

Viêm túi mật là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như:

  • Nhiễm trùng túi mật: Túi mật sẽ bị nhiễm trùng nếu mật bị ứ đọng trong túi mật dẫn đến viêm sỏi mật.
  • Ứ đọng mật: Ứ đọng mật có thể gây biến chứng nghiêm trọng như viêm túi mật cấp tính, viêm tắc mật.
  • Hoại tử mô túi mật: Túi mật sẽ bị hoại tử nếu như không kịp phát hiện và điều trị kịp thời. Đây là biến chứng phổ biến nhất thường xảy ra ở người cao tuổi, người bị tiểu đường và đang chờ để điều trị.
  • Thủng túi mật: Khi túi mật bị viêm, nhiễm trùng hoặc hoại tử có thể làm túi mật bị thủng một lỗ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Viêm túi mật là một căn bệnh phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính. Khi được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu để tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Vì vậy hẹn khám với bác sĩ nếu bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng lo ngại. Nếu cơn đau bụng dữ dội đến mức bạn không thể ngồi yên hoặc cảm thấy không thoải mái, hãy nhờ người khác chở bạn đến phòng cấp cứu. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến viêm túi mật

Viêm túi mật xảy ra khi túi mật của bạn bị viêm. Nguyên nhân gây viêm túi mật bao gồm:

  • Sỏi mật: Đây là nguyên nhân chính gây nên viêm túi mật, khi bạn bị sỏi mật, các hạt sỏi phát triển trong túi mật gây tắc nghẽn ống nang làm mật tích tụ gây viêm.
  • Khối u: Khối u sẽ làm cho mật không đi ra khỏi túi mật tới ruột non đúng cách sẽ làm tích tụ mật gây viêm.
  • Nhiễm trùng: Một số bệnh như AIDS hay nhiễm trùng có thể gây viêm túi mật.
  • Tắc nghẽn ống mật: Sự co thắt hoặc sẹo của đường mật có thể gây tắc nghẽn dẫn đến viêm túi mật.
  • Các vấn đề về mạch máu: Một số bệnh liên quan đến mạch máu làm giảm lưu lượng máu đến mật gây viêm túi mật.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải viêm túi mật?

Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị viêm túi mật. Tuy nhiên một số trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Nữ giới có xu hướng mắc bệnh viêm túi mật nhiều hơn so với nam giới.
  • Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng nhiều.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm túi mật

Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm túi mật: 

  • Người cao tuổi;
  • Thừa cân;
  • Bị bệnh tiểu đường;
  • Có thai;
  • Bệnh tim;
  • Bệnh thận giai đoạn cuối;
  • Tăng lipid máu;
  • Giảm cân nhanh chóng;
  • Chế độ ăn uống của có nhiều chất béo và cholesterol.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm túi mật

Nếu bạn thấy một số dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị bệnh viêm túi mật. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về những triệu chứng đang gặp phải, kiểm tra thăm khám lâm sàng. 

Ngoài ra, để chẩn đoán chính xác xem bạn có bị viêm túi mật không bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Chụp X-quang bụng: Để kiểm tra xem bạn có bị sỏi calci không.
  • Chụp MRI, CT: Giúp chẩn đoán vị trí, cấu trúc cũng như mật độ của sỏi túi mật.
  • Siêu âm túi mật: Kiểm tra được lưu lượng máu đi vào túi mật.
  • Xạ hình axit iminodiacetic (HIDA) gan mật: Kiểm tra chức năng bài tiết mật của gan và dòng chảy của mật từ gan vào ruột non và cho biết liệu mật có bị tắc nghẽn không.
  • Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): Sử dụng một ống một ống catheter luồn xuống cổ họng đi vào đường tụy hoặc đường mật. Tiếp đó, thuốc cản quang sẽ được bơm ngược chiều vào những ống này. Thử nghiệm này dùng để kiểm tra xem mật đang chảy qua hệ thống của bạn như thế nào.

Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị viêm túi mật hiệu quả

Khi bạn bị viêm túi mật, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhập viện để điều trị và theo dõi tình hình bệnh. 

Phương pháp điều trị ngoại khoa:

Nhịn ăn: Bạn cần phải nhịn ăn  một  vài ngày để túi mật của bạn có thể phục hồi. Trong trường hợp này, bạn sẽ nhận được dinh dưỡng qua dịch truyền. Khi tình trạng viêm được kiểm soát, bạn có thể ăn uống một số thức ăn lỏng và nhạt, sau đó bạn có thể ăn uống trở lại bình thường sau một thời gian.

Nếu túi mật của bạn bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng thuốc kháng sinh.

Thuốc truyền tĩnh mạch (IV): Bạn sẽ được truyền dung dịch điện giải qua tĩnh mạch trong trường hợp bạn bị mất nước nhiều do nôn mửa.

Thuốc giảm đau: Bác sĩ có thể kê một số thuốc giảm đau nếu cơn đau xảy ra dữ dội.

Phương pháp điều trị nội khoa

  • Phẫu thuật cắt bỏ túi mật (Cholecystectomy): Được thực hiện bằng cách rạch một vết nhỏ ngay bụng để đưa ống nội soi ổ bụng và các dụng cụ phẫu thuật để cắt bỏ túi mật. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay vì có nhiều ưu điểm như an toàn, giảm đau sau phẫu thuật và rút ngắn thời gian điều trị.
  • Dẫn lưu túi mật: Để điều trị và ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng, thường sử dụng phương pháp này với những người cao tuổi, suy kiệt nặng, có nhiều bệnh lý mãn tính kèm theo như lao phổi, tim mạch, tiểu đường.
  • Loại bỏ sỏi mật ở khu vực làm tắc ống dẫn mật: Thủ thuật này thường sử dụng như cho bệnh nhân nghi ngờ bị tắc ống dẫn mật do sỏi mật gây ra.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm túi mật

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Uống nhiều nước, bổ sung đủ 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Chia nhỏ bữa ăn.
  • Chọn một chế độ ăn uống phù hợp, ít chất béo, lượng protein hợp lý. Bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.

Phương pháp phòng ngừa viêm túi mật hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Tập thể dục thường xuyên, để tinh thần thoải mái như thiền, yoga,…
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Duy trì cân nặng vừa phải, giảm cân khi cần thiết. Tuy nhiên cần phải giảm cân từ từ, có thể giảm 500 - 900gr mỗi tuần.
  • Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế thực phẩm giàu chất béo.
  • Ăn thực phẩm nhiều chất xơ và tránh đường có thể giúp bạn ngăn ngừa sỏi mật, nguyên nhân chính gây viêm túi mật.
Nguồn tham khảo
  1. https://www.webmd.com/digestive-disorders/what-is-chloecystitis
  2. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15265-gallbladder-swelling--inflammation-cholecystitis
  3. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cholecystitis/symptoms-causes/syc-20364867

Các bệnh liên quan

  1. Sa dạ dày

  2. Lỵ amip

  3. Sán lợn gạo

  4. Polyp dạ dày

  5. Kiết lỵ

  6. Chấn thương bụng kín

  7. Viêm tá tràng

  8. Sán dây cá

  9. Viêm loét dạ dày

  10. Trĩ