Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Diệp hạ châu có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng

Ngày 07/09/2024
Kích thước chữ

Diệp hạ châu là một loại thảo dược tự nhiên phổ biến, có tên tiếng Anh là Gripeweed Chamber Bitter hoặc Leafflower. Loài cây này ưa sáng và ẩm, nhưng cũng có thể sinh trưởng trong điều kiện thiếu ánh sáng. Diệp hạ châu thường mọc xen lẫn với các loại cây khác tại bãi cỏ, nương rẫy, vườn nhà, và thậm chí ở các khu vực đồi núi. Thông tin dưới đây của nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đi sâu tìm hiểu diệp hạ châu có tác dụng gì?

Cây diệp hạ châu thường mọc ngoài thiên nhiên ở nhiều vùng trên đất nước ta và có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo từng địa phương như: Kiềm đắng, diệp hòe thái, lão nha châu, trân châu thảo, chó đẻ răng cưa...

Tổng quan về cây diệp hạ châu

Trước khi tìm hiểu diệp hạ châu có tác dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tổng quan trước về loại cây này. Loại cây này cao khoảng 30cm, có nhiều cành nhỏ màu hơi tím. Lá cây mọc so le, xếp thành hai dãy sát nhau, giống như lá kép lông chim. Phiến lá có hình thuôn bầu dục hoặc trái xoan ngược, dài từ 0.5-1.5cm, đầu lá nhọn hoặc hơi tù, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới màu xanh nhạt, không cuống hoặc có cuống ngắn. Hoa màu trắng, mọc dưới lá, thuộc loại đơn tính, với hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây. Quả nang có hình cầu, nằm sát dưới lá.

Hoa diệp hạ châu thường nở từ tháng 4 đến tháng 7, còn quả chín từ tháng 7 đến tháng 10 và có thể thu hoạch quanh năm. Sau khi thu hoạch, cây được rửa sạch và cắt thành từng khúc nhỏ.

Diệp hạ châu có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng - 1
Diệp hạ châu có thể được sử dụng ở dạng tươi hoặc khô tùy vào mục đích sử dụng

Tùy vào mục đích, thảo dược này có thể được sử dụng ở dạng tươi hoặc khô. Khi dùng ở dạng khô, thời gian bảo quản kéo dài hơn, cây sau khi phơi khô chuyển sang màu nâu sẫm. Sau khi phơi hoặc sấy khô, thường bảo quản trong túi ni lông hoặc hộp nhựa có nắp đậy, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh sâu bọ và côn trùng.

Cây diệp hạ châu chứa nhiều hoạt chất thuộc các nhóm hóa học sau:

  • Flavonoid bao gồm: Kaempferol, quercetin, rutin.
  • Triterpen như: Stigmasterol, stigmasterol-3-0-β-glucosid, β-sitosterol,…
  • Tanin: Axit elagic, axit galic,…
  • Phenol: Methylbrevifolin carboxylat.
  • Axit hữu cơ: Axit dotricontanoic, axit succinic, axit ferulic.
  • Lignan: Phylanthin.
  • Các thành phần khác: Triacontanol, phylanthurinol acton, n-octadecan, axit dehydrochebulic methyl ester.

Diệp hạ châu có tác dụng gì?

Diệp hạ châu có tác dụng gì? Bộ phận thường được sử dụng làm thuốc là toàn bộ phần cây diệp hạ châu, trừ rễ. Dưới đây là một số tác dụng được ghi nhận từ loại dược liệu này:

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Diệp hạ châu chứa các chất chống oxy hóa giúp kiểm soát đường huyết và cải thiện lượng đường trong máu lúc đói, hỗ trợ duy trì mức đường huyết ổn định.

Diệp hạ châu có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng - 2
Chất oxy hóa trong diệp hạ châu có thể hỗ trợ trị bệnh tiểu đường

Ngăn ngừa lở loét, chữa bệnh dạ dày

Nghiên cứu cho thấy dịch chiết từ diệp hạ châu có khả năng giảm tiết acid dạ dày và chống viêm, giúp giảm loét và cải thiện viêm loét dạ dày.

Hỗ trợ tiêu hóa, kích thích thèm ăn

Diệp hạ châu giúp kích thích cảm giác thèm ăn và hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hóa như: Kiết lỵ, táo bón, viêm đại tràng, đau dạ dày, và rối loạn tiêu hóa.

Chống oxy hóa và bảo vệ gan

Diệp hạ châu có tác dụng gì? Dược liệu này có khả năng hỗ trợ chức năng gan, ức chế DNA Polymerase của virus viêm gan B. Hoạt chất Carbon tetrachloride trong cây giúp giảm xơ gan và mức collagen trong máu, trong khi lignan phyllanthin và hypophyllanthin bảo vệ gan khỏi các tổn thương và giảm tích tụ chất béo trong gan.

Chống viêm

Các hoạt chất trong diệp hạ châu có khả năng kháng viêm, giúp giảm sưng tấy. Nghiên cứu năm 2017 cho thấy khả năng chống viêm của cây tương đương với ibuprofen.

Hỗ trợ điều trị nhiễm trùng

Nghiên cứu năm 2012 cho thấy chiết xuất diệp hạ châu có tác dụng kháng khuẩn chống lại vi khuẩn H. pylori, giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong đường tiêu hóa.

Ngăn ngừa sỏi đường tiết niệu

Diệp hạ châu từ lâu đã được sử dụng để chữa sỏi thận và sỏi mật. Hoạt chất alkaloid trong cây diệp hạ châu có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành sỏi bằng cách không cho các tinh thể kết tụ, hỗ trợ điều trị sỏi thận và sỏi mật.

Diệp hạ châu có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng - 3
Hoạt chất alkaloid trong diệp hạ châu có tác dụng ngăn ngừa sỏi đường tiết niệu

Lợi tiểu

Diệp hạ châu có tác dụng gì? Nghiên cứu năm 2018 cho thấy rằng diệp hạ châu tác động lên Prostaglandin E2, thúc đẩy bài tiết Na+ và nước qua thận, giúp lợi tiểu và trị phù thũng.

Một số bài thuốc sử dụng diệp hạ châu

Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng diệp hạ châu để hỗ trợ điều trị một số bệnh thường gặp. Lưu ý là bạn cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành áp dụng:

  • Chữa nhọt độc sưng đau: Lấy một nắm cây diệp hạ châu, thêm một ít muối rồi giã nhỏ. Sau đó, thêm nước đun sôi, vắt lấy nước cốt uống, phần bã đắp lên chỗ đau.
  • Chữa bị thương ứ máu: Lấy một nắm lá và cành diệp hạ châu cùng một nắm mần tưới, giã nhỏ. Thêm nước tiểu bé trai, vắt lấy nước uống và dùng bã đắp lên vết thương. Nếu có thể, hòa thêm 8–12g bột đại hoàng để tăng hiệu quả.
  • Dùng cho người viêm gan vàng da, viêm thận tiểu ra máu, viêm ruột tiêu chảy hoặc mắt sưng đỏ: Sử dụng 40g diệp hạ châu, 20g mã đề, và 12g dành dành. Đem sắc lấy nước uống.
  • Chữa sốt rét: Dùng 8g diệp hạ châu; 10g mỗi loại: Thảo quả, dây hà thủ ô, lá mãng cầu ta tươi, thường sơn, dây gắm; 4g mỗi loại: Hạt cau, ô mai, dây cóc. Sắc tất cả với 600ml nước cho đến khi còn khoảng 200ml, chia làm 2 lần uống trước khi lên cơn sốt 2 giờ. Nếu chưa hết cơn, có thể thêm 10g sài hồ.
  • Chữa ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt, nước tiểu sẫm màu: Sử dụng 1g diệp hạ châu, 2g nhọ nồi, và 1g xuyên tâm liên. Phơi khô các vị trong râm rồi tán thành bột, sau đó sắc lấy nước và uống ngay, ngày uống 3 lần.

Uống diệp hạ châu nhiều có tốt không?

Mặc dù diệp hạ châu có nhiều tác dụng tích cực trong điều trị bệnh, nhưng không nên sử dụng thường xuyên. Theo các thầy thuốc Đông y, việc dùng diệp hạ châu liên tục, đặc biệt là uống thay thế nước lọc hàng ngày với mục đích mát gan, đẹp da là một sai lầm.

Diệp hạ châu có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng - 4
Diệp hạ châu cần được sử dụng theo liệu trình cụ thể của bác sĩ

Diệp hạ châu cần được sử dụng theo liệu trình cụ thể, không nên dùng tùy tiện. Bạn có thể dùng thảo dược trong khoảng 5-7 ngày, sau đó ngưng một thời gian trước khi bắt đầu liệu trình mới. Do có tính mát, lạm dụng diệp hạ châu có thể gây hại cho gan, dẫn đến tình trạng lạnh gan và có nguy cơ gây xơ gan.

Lưu ý khi sử dụng diệp hạ châu

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng diệp hạ châu, bạn nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng, hoặc thảo dược khác có thể gây tương tác không mong muốn khi dùng cùng diệp hạ châu.

Diệp hạ châu có thể gây khó chịu cho dạ dày và tiêu chảy. Trong quá trình sử dụng, nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên ngưng sử dụng ngay và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn đưa ra hướng can thiệp càng sớm càng tốt.

Không nên sử dụng diệp hạ châu cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi. Cần thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng dược liệu này trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân tiểu đường;
  • Rối loạn đông máu;
  • Đang sử dụng thuốc làm loãng máu;
  • Chuẩn bị phẫu thuật trong vòng 2 tuần;
  • Đang sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau.

Ngoài ra, diệp hạ châu có thể tương tác với một số thuốc và thực phẩm chức năng khác. Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ loại dược liệu nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc để đảm bảo an toàn.

Diệp hạ châu có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng - 5
Diệp hạ châu có thể tương tác với một số thuốc và thực phẩm chức năng nên bạn cần chú ý

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc: Diệp hạ châu có tác dụng gì? Đây thực sự là loại dược liệu dễ tìm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, cần tuân thủ lưu ý khi sử dụng loại dược liệu này để tránh những ảnh hưởng xấu không mong muốn với sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin