Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cây Cam thảo bắc tác dụng phụ là gì?

Ngày 13/03/2023
Kích thước chữ

Cam thảo bắc là một loại thảo dược quen thuộc được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y từ thời xa xưa. Không chỉ vậy, Cam thảo bắc còn được nhiều người sử dụng để làm thức uống hằng ngày nhằm bồi bổ sức khỏe. Vậy Cam thảo bắc có tác dụng phụ gì hay không?

Có thể nói, trong số các vị thuốc Đông y thì Cam thảo bắc chính là loại phổ biến nhất và cũng được biết đến nhiều nhất. Chúng xuất hiện ở trong đời sống hàng ngày, là thành phần có ở trong các loại đồ uống, gia vị,... Có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe nhưng Cam thảo bắc có gây tác dụng phụ không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về tác dụng phụ của Cam thảo bắc qua bài viết dưới đây nhé.

Cam thảo là gì?

Trước khi đi tìm hiểu về vấn đề Cam thảo bắc tác dụng phụ như thế nào thì chúng ta nên tìm hiểu trước về loại thảo dược Cam thảo

Cam thảo là một vị thuốc được sử dụng ở trong cả Đông y và Tây y. Cây Cam thảo thường được dùng phần thân và rễ phơi khô để làm thuốc. Hương vị của cây thường ngọt nhẹ, thơm, có tính bình nên từ xưa đã được dùng để đun nấu thành các loại đồ uống thơm ngon và giải nhiệt.

Cho đến nay, Cam thảo vẫn được sử dụng rất phổ biến ở trong những loại trà giải nhiệt cơ thể, có hương vị thơm ngon và kích thích vị giác. Ngoài ra, cây Cam thảo còn có chứa axit glycyrizin - một thành phần hóa học có rất nhiều công dụng trong việc hỗ trợ và điều trị bệnh.

Tác dụng của Cam thảo bắc

Cải thiện các bệnh về da

Ở trong rễ cây của Cam thảo bắc có chứa đến hơn 300 hợp chất khác nhau. Chúng có khả năng hỗ trợ trong việc kháng khuẩn, kháng viêm, kháng virus. Chiết xuất từ Cam thảo đã được nghiên cứu là mang lại hiệu quả cải thiện rõ rệt đối với những người bị bệnh chàm da, mụn nhọt hoặc gặp các vấn đề về da.

Chữa bệnh trào ngược axit dạ dày

Cam thảo bắc có khả năng điều trị bệnh khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản, giúp làm dịu dạ dày, giảm ợ chua, chướng bụng hiệu quả. Đây là bài thuốc được biến đến từ rất lâu ở trong dân gian. Việc uống Cam thảo bắc thường xuyên cũng là cách để nâng cao sức khỏe của hệ tiêu hóa, đường ruột, cũng như phòng tránh được chứng khó tiêu.

Cây cam thảo bắc tác dụng phụ là gì? 1Cam thảo bắc có khả năng điều trị bệnh khó tiêu hiệu quả

Hỗ trợ điều trị loét dạ dày tá tràng

Trong rễ Cam thảo bắc có chứa thành phần glycyrizin, có khả năng phục hồi những tổn thương do loét dạ dày, tá tràng gây ra. Không chỉ vậy, các thành phần này còn hỗ trợ bảo vệ hệ tiêu hóa, nhất là đường ruột và dạ dày.

Chống ung thư

Trong rễ Cam thảo bắc có chứa nhiều chất chống oxy hóa, các chất này thường tham gia vào quá trình chống lại các gốc tự do, chống lại sự hình thành của các tế bào gây ra bệnh ung thư. Do đó, từ lâu, Cam thảo đã được sử dụng làm vị thuốc phổ biến ở trong những loại đồ uống có lợi cho sức khỏe.

Hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp trên

Cam thảo bắc có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, có tác dụng tốt đối với những trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Thành phần glycyrizin ở trong rễ Cam thảo bắc còn được biết đến với công dụng là rất tốt để điều trị bệnh hen suyễn.

Cây cam thảo bắc tác dụng phụ là gì? 2Thành phần glycyrizin trong Cam thảo điều trị bệnh hen suyễn rất tốt

Ngoài ra, Cam thảo bắc còn có rất nhiều công dụng khác đối với sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh. Đây là vị thuốc được kết hợp với rất nhiều bài thuốc Đông y khác nhau để chữa bệnh. Không chỉ vậy, Cam thảo bắc còn được dùng để làm nguyên liệu chiết xuất cho những bài thuốc Tây y hiện đại.

Cam thảo bắc tác dụng phụ như thế nào?

Vấn đề Cam thảo bắc tác dụng phụ ra sao được khá nhiều người quan tâm đến. Tuy Cam thảo bắc đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không có nghĩa là nó có lợi hoàn toàn. Việc bạn sử dụng Cam thảo bắc không đúng cách sẽ gây hại cho cơ thể.

Bạn không nên sử dụng Cam thảo bắc trong một khoảng thời gian dài vì trong nó có chứa 6 - 14%, cá biệt có loại chứa đến 23% glycyrizin, đây là một chất có vị ngọt gấp 60 lần đường saccaroza, khi đi qua đường miệng có độc tố yếu. Nếu như bạn uống quá nhiều cam thảo đặc (> 100g nước chiết) sẽ làm tăng huyết áp và giảm lượng kali ở trong máu.

Cây cam thảo bắc tác dụng phụ là gì? 3Cam thảo bắc có thể làm huyết áp tăng cao nếu như bạn không biết cách sử dụng

Vào mùa hè, có nhiều người sử dụng Cam thảo bắc và Nhân trần để làm nước uống hàng ngày, điều này hoàn toàn sai lầm. Theo như Đông y, Nhân trần có vị đắng, cay, tính hàn dùng để làm mát gan, cản nhiệt, giảm chứng đau đầu. 

Cả Cam thảo bắc và Nhân trần đều có công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng khi kết hợp chúng với nhau thì sẽ gây hại, vì Cam thảo bắc có tính giữ nước, trong khi Nhân trần lại giúp đào thảo. Vì vậy, thói quen uống Nhân trần cùng với Cam thảo bắc chính là mối nguy hại bởi sự tương tác thuốc, nhất là bệnh tăng huyết áp.

Đối với nam giới, việc thường xuyên uống Cam thảo bắc tác dụng phụ sẽ là làm giảm khả năng quan hệ và chức năng sinh lý. Còn đối với nữ giới thì sẽ xuất hiện tình trạng mất kinh nguyệt.

Những đối tượng nào không nên sử dụng Cam thảo bắc?

Sau khi đã tìm hiểu xong về vấn đề Cam thảo bắc tác dụng phụ là gì, bạn nên lưu ý thêm về thông tin những đối tượng nào không nên sử dụng Cam thảo bắc thường xuyên:

  • Phụ nữ đang mang thai và đang trong giai đoạn cho con bú.
  • Người bị bệnh cao huyết áp hoặc huyết áp không ổn định.
  • Người bị táo bón, rối loạn tiêu hóa lâu ngày.
  • Không phù hợp cho cả người già lẫn trẻ nhỏ.
  • Người thường xuyên bị ho, khó thở, viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản.

Bài viết trên nhà thuốc Long Châu đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan tới vấn đề "Cam thảo bắc tác dụng phụ như thế nào?". Có thể thấy, tuy Cam thảo bắc là vị thuốc Đông y có nhiều công dụng tốt trong việc điều trị bệnh, nhưng bạn không nên sử dụng dược liệu này quá thường xuyên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Medlatec.vn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin