Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Cây đinh lăng: Công dụng, bài thuốc và lưu ý khi dùng

Ngày 15/07/2024
Kích thước chữ

Theo các tài liệu y học cổ truyền, cây đinh lăng là một loại thảo dược có nhiều công dụng với sức khỏe, nhất là bồi bổ, hỗ trợ điều trị bệnh lý về xương khớp, bệnh về và các bệnh phụ nữ. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về tác dụng và bài thuốc từ cây đinh lăng.

Cây đinh lăng được mệnh danh là một trong những loại dược liệu có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe và bệnh lý. Để hiểu rõ hơn về cây đinh lăng, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo ngay thông tin được chia sẻ dưới đây.

Tìm hiểu chung về cây đinh lăng

Cây đinh lăng còn được biết đến dưới tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.) Harms, ngoài ra còn có tên gọi khác như Ming Aralia, là một cây thuộc họ nhân sâm. Đây là một loại cây có hình dáng như cây bụi, chiều cao khoảng 5m và rộng từ 2 – 3m. Đặc trưng của cây đinh lăng là những tán cây mở rộng ra xung quanh, lá màu xanh bóng và tập trung nhiều hơn ở đỉnh của các cành.

Cây đinh lăng: Công dụng, bài thuốc và lưu ý khi dùng 1
Cây đinh lăng - Dược liệu quý trong y học cổ truyền

Cây đinh lăng đã là một phần quan trọng trong y học cổ truyền, được sử dụng như một liều thuốc bổ có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và điều trị bệnh lý trong cơ thể. Cây đinh lăng cũng là dược liệu được sử dụng rất phổ biến để làm gia vị giúp tăng thêm hương vị thơm ngon, tác dụng tốt của món ăn.

Trong cây đinh lăng có chứa rất nhiều loại vitamin cần thiết, trong đó bao gồm cả vitamin B, đặc biệt là vitamin B1. Bên cạnh đó, cây đinh lăng còn cung cấp các chất như glucozit, alcaloid và flavonoid góp phần quan trọng trong việc điều trị bệnh lý, hỗ trợ sức khỏe.

Tác dụng của cây đinh lăng

Theo y học cổ truyền và nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, cây đinh lăng có rất nhiều công dụng tốt với sức khỏe, đặc biệt là chữa bệnh, tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe,… Dưới đây là những tác dụng tốt mà cây đinh lăng đem đến cho cơ thể.

Chữa bệnh tiêu hóa: Lá của cây đinh lăng có hiệu quả trong việc giảm thiểu các triệu chứng khó chịu với hệ tiêu hóa, hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh và hiệu quả hơn. Theo y học cổ truyền, bạn có thể dùng lá cây đinh lăng đun lấy nước uống hàng ngày để cải thiện nhanh triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu,…

Cây đinh lăng: Công dụng, bài thuốc và lưu ý khi dùng 2
Cây đinh lăng chữa đau bụng hiệu quả

Chữa rối loạn kinh nguyệt: Đối với chị em phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, cây đinh lăng có rất nhiều lợi ích tốt, giúp bạn giảm thiểu tình trạng này một cách hiệu quả. Cây đinh lăng có thể giúp hạn chế tình trạng đau bụng dữ dội trong chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, lá cây đinh lăng cũng có thể cải thiện lưu thông khí huyết trong cơ thể, tăng tuần hoàn máu giúp giảm thiểu các vấn đề liên quan đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Giảm đau đầu và mất ngủ: Bạn đang bị cơn đau đầu, mất ngủ “làm phiền”? Bạn thấy mệt mỏi và kém tập trung trong công việc? Vậy bạn có thể cân nhắc sử dụng cây đinh lăng để cải thiện những triệu chứng trên một cách hiệu quả nhưng không gây tác dụng phụ không mong muốn. Lá cây đinh lăng có hiệu quả trong việc tăng sức đề kháng, cải thiện tinh thần và giảm thiểu tình trạng căng thẳng. Do đó, việc dùng lá cây đinh lăng để đun nước uống hoặc kết hợp một số loại dược liệu khác để ngủ ngon giấc hơn, không còn cảm giác đau đầu, mệt mỏi nữa.

Trị đau lưng: Mọi bộ phận của cây đinh lăng đều có thể dùng làm dược liệu, hỗ trợ chữa bệnh và cải thiện sức khỏe. Bạn có thể sử dụng bất cứ bộ phận nào như lá, thân, rễ,… của cây đinh lăng để chữa chứng đau lưng. Với lá cây đinh lăng, bạn chỉ cần rửa sạch lá tươi, nghiền nhuyễn và xoa bóp đều lên vùng bị đau lưng mỗi ngày 2 lần, sau một thời gian kiên trì bạn sẽ thấy tình trạng đau nhức giảm đáng kể đấy.

Cây đinh lăng: Công dụng, bài thuốc và lưu ý khi dùng 3
Người bị đau lưng có thể dùng đinh lăng đắp lên chỗ đau sẽ cảm thấy dễ chịu hơn

Cây đinh lăng bồi bổ cho phụ nữ sau sinh: Cây đinh lăng được biết đến với công dụng giảm cơn đau ở vùng cổ tử cung ở phụ nữ, hỗ trợ hiệu quả cho phụ nữ sau sinh, giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều, đặc biệt là với người sinh thường. Tuy nhiên, mẹ bỉm cần cân nhắc, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Gợi ý một số bài thuốc từ cây đinh lăng

Dưới đây là một số bài thuốc quý từ cây đinh lăng có tác dụng tốt bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc chữa dị ứng: Bạn chuẩn bị 150 – 200g lá cây đinh lăng tươi, rửa sạch. Sau đó đun sôi 200ml nước và cho lá cây đinh lăng vào, đậy kín nắp đun trong vài phút thì mở nắp, đảo đều. Lặp lại như vậy 5 – 7 lần thì tắt bếp và chắt nước uống.

Bài thuốc chữa mất ngủ: Chuẩn bị khoảng 24g lá đinh lăng, 20g là vông, 20g lang diệp, 12g tâm sen và 16g liên nhục đun sôi với 400ml nước, khi sôi bạn hạ nhỏ lửa và đun đến khi còn khoảng 150ml nước thì tắt bếp, chắt lấy nước chia thành 2 phần uống trong ngày.

Bài thuốc trị mụn từ cây đinh lăng: Lấy lá cây đinh lăng tươi đem rửa sạch, sau đó thêm vào ít muối hạt và giã nhuyễn để đắp lên vùng da có mụn. Khi thấy hỗn hợp này khô lại, bạn hãy rửa sạch lại với nước và nên thực hiện mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 2 tuần để thấy được hiệu quả tốt nhất.

Cây đinh lăng: Công dụng, bài thuốc và lưu ý khi dùng 4
Kết hợp đinh lăng với các dược liệu khác tạo nên những bài thuốc quý, tốt cho sức khỏe

Lưu ý cần nhớ khi sử dụng cây đinh lăng

Mặc dù cây đinh lăng có nhiều tác dụng tốt và là dược liệu quý nhưng nếu sử dụng sai cách có thể gây tác dụng phụ không mong muốn. Để dùng cây đinh lăng đúng cách, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Không nên sử dụng quá nhiều cây đinh lăng, mỗi ngày bạn chỉ nên dùng từ 20 – 30g cây đinh lăng đã phơi khô.
  • Đối với trẻ em, chỉ nên dùng cây đinh lăng ngoài da, không nên uống nước cây đinh lăng vì hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, dễ bị ảnh hưởng.
  • Thai phụ trong 3 tháng đầu không nên uống nước lá cây đinh lăng, tránh ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
  • Không nên uống nước sắc từ lá cây đinh lăng đã nguội hoặc đã để qua đêm. Nếu nước nguội, bạn nên đun lại cho nóng trước khi uống.
  • Các trường hợp dị ứng với cây đinh lăng không nên đắp lá cây đinh lăng lên da vì tình trạng dị ứng da sẽ ngày một nghiêm trọng hơn.

Mong rằng qua những chia sẻ trên đây về cây đinh lăng từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp ích cho bạn. Nếu bạn muốn dùng cây đinh lăng để chữa bệnh, tốt nhất nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng gây hại đến sức khỏe và khó kiểm soát được liều lượng phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin