Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cây mần ri được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh của y học cổ truyền. Dưới đây là những điều cần biết về công dụng của cây mần ri và các cách sử dụng để chữa bệnh an toàn.
Mần ri là một loại thảo mộc có tác dụng thanh nhiệt và thải độc rất tốt. Cây thường mọc ở vùng đất ẩm ướt, đặc biệt là đất phù sa màu mỡ. Mần ri chứa nhiều hoạt chất chống viêm, giảm đau nên thường được sử dụng để điều chế thuốc chữa bệnh đau xương khớp. Y học hiện đại đã nghiên cứu và phát hiện ra nhiều hoạt chất trong mần ri có lợi ích cải thiện sức khỏe.
Mần ri thuộc họ Màn Màn, có tên khoa học là Cleome chelidonii (hoa tím) hoặc Cleome gynandra (hoa trắng). Thảo mộc này còn được nhiều nơi gọi là cây mùng ri, màn ri, mằn ri. Mần ri là thảo mộc sống lâu năm, rễ mọc thành chùm to hình trụ dài. Thân cây nhiều lông trắng, cao khoảng 1m. Mỗi cuống ở thân mọc ra 3 - 5 lá chét xanh. Cây nở hoa quanh năm, quả dáng dài chứa nhiều hạt.
Theo Đông y, mần ri là thảo mộc tính ấm, vị đắng, có tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt, hoạt huyết, bổ khí. Theo phân tích của y học hiện đại, thảo mộc này chứa nhiều hoạt chất có dược tính mạnh như: Glucocapparin, alucocleomin, glycoside. Hạt của quả mần ri chứa 0,04% viscosin và 0,1% axit viscosic. Ngoài ra, mần ri còn chứa vitamin A, protein, chất béo và đường khử.
Mần ri chủ yếu được sử dụng để làm thuốc vì nó có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật nhất của mần ri.
Glucocapparin, alucocleomin và glycoside có trong mần ri là những chất chống viêm, giảm đau rất hiệu quả. Chúng giảm bớt hiện tượng nhức mỏi, đau đớn ở các khớp xương do bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, phong tê thấp hoặc chấn thương. Tính năng hoạt huyết của mần ri cũng giúp tăng cường tuần hoàn máu đến các cơ, từ đó phòng ngừa và giảm đau nhức.
Đặc tính thanh nhiệt, bổ khí và thải độc của mần ri đặc biệt tốt cho sức khỏe của gan. Sử dụng mần ri có tác dụng làm giảm tình trạng nóng trong người, thúc đẩy chức năng của gan để loại bỏ độc tố, điều hòa và chuyển hóa các chất. Chiết xuất mần ri hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ hoặc tổn thương gan do dùng nhiều rượu bia, ăn uống thiếu khoa học.
Các chất chống viêm trong mần ri cũng giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Mần ri hoa trắng được sử dụng làm phương thuốc hạ sốt, giải cảm, chữa cúm, ho, viêm xoang, đau đầu… Sử dụng mần ri theo liều lượng hợp lý hiếm khi gây tác dụng phụ. Trong khi các thuốc kháng sinh chữa cảm cúm có thể gây ra tác dụng ngoài ý muốn.
Theo Đông y, mần ri còn có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ điều trị viêm cầu thận mãn tính. Thành phần vitamin A và protein tự nhiên của mần ri cũng là những dưỡng chất quan trọng đối với hệ miễn dịch, duy trì cấu trúc bên trong cơ thể.
Mần ri có thể sử dụng tất cả các bộ phận rễ, thân, lá, hoa, hạt làm dược liệu chữa bệnh. Cây phát triển quanh năm, sau khi thu hái về sẽ được rửa sạch để dùng tươi hoặc phơi khô. Bạn tham khảo 3 bài thuốc dưới đây để biết cách sử dụng mần ri chữa bệnh.
Cách 1: Uống nước mần ri
Dùng 200g mần ri tươi hoặc 30g mần ri khô đun với 300ml nước. Nước này uống trong ngày, thực hiện liên tục 2 - 3 tháng.
Cách 2: Đắp mần ri tươi
Chuẩn bị các nguyên liệu gồm: 100g mần ri tươi, 1 củ gừng nhỏ, 40ml rượu trắng loại 40 - 50 độ.
Rửa sạch mần ri và gừng, để ráo nước rồi giã nhuyễn cùng nhau. Sao vàng hỗn hợp này lên cho đến khi có mùi thơm thì đổ rượu vào, đun sôi trong 2 phút. Cho tất cả vào một miếng vải sạch, chườm ở vị trí bị đau, thoát vị đĩa đệm. Sau 20 phút thì lấy bã ra chà xát lên chỗ bị đau. Thực hiện hàng ngày trước khi đi ngủ trong 1 - 2 tuần.
Liều lượng sử dụng là 50g mần ri khô loại hoa trắng. Bạn rửa sạch, để ráo nước và cho vào ấm để hãm với 500ml nước sôi. Chờ cho mần ri khô được ngâm ủ để tiết ra hoạt chất thì bạn rót lấy nước uống trong một ngày. Thực hiện đều đặn để thải độc và làm mát gan, giảm tác hại khi phải dùng nhiều rượu bia.
Cách 1: Sử dụng 20g mần ri tươi, rửa sạch và ngâm nước muối loãng. Vớt ra để ráo nước, giã nhuyễn rồi đắp lên trán.
Cách 2: Sử dụng 700g mần ri tươi, bao gồm cả rễ, thân và lá. Rửa sạch, nấu với 5 lít nước cho sôi lên. Bắc nồi ra rồi xông hơi toàn thân trong 20 phút. Cơ thể sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu, giảm hẳn triệu chứng đau đầu và mệt mỏi.
Chữa bệnh bằng mần ri là phương pháp tự nhiên, vì vậy bạn cần thực hiện kiên trì và đều đặn để có hiệu quả tốt nhất. Nếu ngắt quãng quá trình điều trị sẽ khó cải thiện được sức khỏe. Sử dụng mần ri nên theo liều lượng được khuyến nghị, tránh dùng quá nhiều có thể gây tác dụng ngược. Không dùng mần ri đối với phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ sơ sinh.
Khi dùng mần ri tươi nên lưu ý chọn dược liệu sạch, không nhiễm hóa chất. Với mần ri khô, bạn không dùng loại đã có dấu hiệu ẩm mốc, hư hỏng. Mặc dù mần ri lành tính nhưng cũng có thể gây dị ứng nếu cơ địa quá mẫn cảm. Bạn ngưng sử dụng mần ri khi thấy dấu hiệu ngứa, mệt mỏi, buồn nôn.
Nếu đã áp dụng bài thuốc từ cây mần ri mà không cải thiện được bệnh, bạn nên dùng thuốc điều trị để tránh bệnh tình nặng thêm. Đối với người bị thoát vị đĩa đệm và đau xương khớp, bạn tham khảo một số thực phẩm chức năng xương khớp giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh. Chúc bạn luôn duy trì được thể trạng sức khỏe tốt nhất!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Vinmec
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.