Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Y học cổ truyền

Cây ngải giấm có tác dụng gì?

Ngày 25/12/2023
Kích thước chữ

Cây ngải giấm là loại gia vị thường được sử dụng trong nấu ăn để thêm hương vị cho các món ăn, đặc biệt là trong ẩm thực Pháp. Trong y học cổ truyền phương Đông, cây ngải giấm có nhiều tác dụng cho sức khỏe con người.

Cây ngải giấm là một loại thảo mộc thường được sử dụng trong nấu ăn với hương vị đặc trưng hơi cay, ngọt và có mùi như anh đào. Cây cây ngải giấm thường cao khoảng 30 - 60 cm và có lá hình dài, mảnh, màu xanh lá cây.

Thành phần dinh dưỡng của cây ngải giấm

Cây ngải giấm với lượng calo và carb thấp đem lại những lợi ích dinh dưỡng đáng kể cho sức khỏe.

cay-ngai-giam-co-tac-dung-gi 1.jpg
Cây ngải giấm đem lại dinh dưỡng đáng kể cho sức khỏe

Trong 2 gram cây ngải giấm khô, tương đương với 1 muỗng canh cây ngải giấm khô, cung cấp một số chất dinh dưỡng quan trọng:

  • Calo: 5.
  • Carbs: 1 gram.
  • Mangan: Cung cấp 7% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày (RDI).
  • Sắt: Cung cấp 3% RDI.
  • Kali: Cung cấp 2% RDI.

Mangan là một chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cơ thể, hỗ trợ sức khỏe não bộ, cải thiện quá trình trao đổi chất và giảm stress oxy hóa.

Sắt là một thành phần không thể thiếu cho cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong chức năng tế bào và quá trình tạo máu. Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu và cảm giác mệt mỏi, suy nhược.

Kali là một khoáng chất quan trọng, đóng vai trò không thể phủ nhận trong chức năng tim, cơ bắp và hệ thần kinh. Ngoài ra, Kali còn có khả năng hạ huyết áp ở những người mắc bệnh tăng huyết áp.

Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trong cây ngải giấm không cao, nhưng loại thảo dược này vẫn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khi sử dụng đúng cách.

Cây ngải giấm có tác dụng gì?

Giải ngấm mang lại nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe bao gồm:

Giảm lượng đường huyết

Cây ngải giấm có thể giúp kiểm soát đường huyết thông qua việc cải thiện sự nhạy cảm của cơ thể với insulin. Insulin, một hormone quan trọng, đóng vai trò vận chuyển glucose vào tế bào và hỗ trợ chúng trong việc tạo năng lượng cho hoạt động cơ thể. Nhưng chế độ ăn uống không cân đối và tình trạng viêm nhiễm cơ thể có thể dẫn đến đề kháng insulin, gây tăng đường huyết.

cay-ngai-giam-co-tac-dung-gi 2.jpg
Cây ngải giấm giúp kiểm soát đường huyết

Cây ngải giấm có khả năng tăng cường sự nhạy cảm của tế bào với insulin và hỗ trợ việc sử dụng glucose. Một nghiên cứu trên động vật mắc bệnh tiểu đường cho thấy chiết xuất từ cây ngải giấm giúp giảm đến 20% nồng độ glucose trong máu so với nhóm được sử dụng giả dược.

Nghiên cứu ngẫu nhiên, kép mù trong 90 ngày trên con người với rối loạn dung nạp glucose, tập trung vào ảnh hưởng của cây ngải giấm đối với sự nhạy cảm insulin, tiết insulin và kiểm soát đường huyết. Những người tham gia nghiên cứu được cung cấp 1.000 mg cây ngải giấm trước bữa sáng và bữa tối, và kết quả cho thấy giảm lượng insulin tiết ra. Điều này có thể giúp duy trì mức đường huyết ổn định suốt cả ngày.

Cải thiện giấc ngủ

Cây ngải giấm có thể có lợi cho việc cải thiện chất lượng giấc ngủ. Thiếu ngủ liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe như tiểu đường type 2bệnh tim mạch. Công việc căng thẳng, áp lực tăng cường hoặc lối sống bận rộn có thể gây giảm chất lượng giấc ngủ.

Dù có nhiều loại thuốc ngủ được sử dụng để hỗ trợ ngủ, nhưng chúng có thể gây ra các tác dụng phụ như trầm cảm hoặc tạo thành thuốc gây nghiện.

Thảo dược thuộc nhóm Artemisia, bao gồm cả cây ngải giấm được sử dụng như một giải pháp tự nhiên để cải thiện giấc ngủ. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy rằng nhóm Artemisia có tác dụng an thần và có khả năng điều chỉnh giấc ngủ. Tuy nhiên, vì quy mô nhỏ của nghiên cứu này, cần thêm nghiên cứu sâu hơn về việc sử dụng cây ngải giấm trong việc cải thiện giấc ngủ, đặc biệt là ở con người.

Kích thích sự thèm ăn

Cây ngải giấm có thể gây kích thích sự thèm ăn bằng cách giảm nồng độ leptin, một yếu tố quan trọng liên quan đến cảm giác no.

Mất cảm giác ngon miệng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như tuổi tác, trạng thái trầm cảm hoặc trong quá trình điều trị hóa trị. Nếu không được chữa trị, tình trạng chán ăn có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Sự mất cân bằng giữa hai hormone nội tiết tố quan trọng, ghrelin và leptin, cũng có thể gây ra tình trạng chán ăn. Ghrelin được xem là hormone tạo cảm giác đói, trong khi leptin được gọi là hormone bão hòa. Khi mức độ ghrelin tăng, não bộ được kích thích và tạo ra cảm giác đói. Ngược lại, mức độ leptin cao có thể gửi tín hiệu no đến não.

Một nghiên cứu trên chuột đã thử nghiệm tác động của chiết xuất từ cây ngải giấm đến sự thèm ăn. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây ngải giấm có khả năng làm giảm nồng độ insulin và leptin, đồng thời góp phần vào việc tăng cân. Những kết quả này cho thấy rằng chiết xuất cây ngải giấm có thể kích thích sự thèm ăn bằng cách giảm nồng độ leptin, đặc biệt là ở chuột. Tuy nhiên, cần thêm nghiên cứu để hiểu rõ hơn về tác động của cây ngải giấm đối với sự thèm ăn ở con người.

Giảm đau

Cây ngải giấm đã được sử dụng trong y học cổ truyền để giảm đau mãn tính. Một nghiên cứu kéo dài 12 tuần đánh giá hiệu quả của Arthrem - một thực phẩm chức năng chứa chiết xuất cây ngải giấm đối với việc giảm đau và cứng khớp ở 42 bệnh nhân mắc viêm xương khớp. Nhóm sử dụng 150mg Arthrem hai lần mỗi ngày thấy cải thiện rõ rệt về các triệu chứng đau so với nhóm sử dụng giả dược.

Kháng khuẩn

Ngoài ra, cây ngải giấm cũng có đặc tính kháng khuẩn và có thể ngăn chặn bệnh từ thực phẩm. Trong thời đại mà việc bảo quản thực phẩm lâu dài và gia tăng thời gian sử dụng trở nên quan trọng, người ta đang chuyển hướng từ việc sử dụng các chất phụ gia hóa học đến các sản phẩm tự nhiên hơn. Tinh dầu thực vật, như một trong những lựa chọn thay thế, được chú ý đặc biệt.

cay-ngai-giam-co-tac-dung-gi 3.jpg
Cây ngải giấm có đặc tính kháng khuẩn

Các chất phụ gia thường được thêm vào thực phẩm nhằm cải thiện kết cấu, ngăn chặn sự phân tách và bảo quản. Chúng cũng có vai trò ức chế vi khuẩn gây bệnh từ thực phẩm như E. coli.

Một nghiên cứu đã đánh giá tác động của tinh dầu cây ngải giấm đối với vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) và E. coli - hai loại vi khuẩn gây bệnh từ thực phẩm. Trong nghiên cứu này, phô mai trắng Iran đã được xử lý bằng 15 - 1.500g/ml tinh dầu cây ngải giấm.

Kết quả cho thấy tất cả các mẫu được xử lý bằng tinh dầu cây ngải giấm đều có tác động kháng khuẩn đối với hai loại vi khuẩn so với mẫu giả dược. Nhà nghiên cứu kết luận rằng cây ngải giấm có thể là một lựa chọn hiệu quả như chất bảo quản trong thực phẩm. Tuy nhiên, cần thêm nghiên cứu để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng cụ thể của cây ngải giấm đối với thực phẩm và người tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.