Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cây sầu đâu là dược liệu quý chữa được nhiều bệnh. Hoa và lá non của sầu đâu ăn rất ngon miệng. Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu cây sầu đâu trị bệnh gì và cách sử dụng sầu đâu để trị bệnh.
Sầu đâu được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Nam. Theo lời giới thiệu của người dân địa phương và du khách, lá sầu đâu đắng mà ngon, ăn một lần sẽ nhớ mãi. Tuy nhiên, ít ai biết rằng sử dụng cây sầu đâu có tác dụng gì. Không chỉ là món ăn đặc sản dân giã, sầu đâu còn mang tới nhiều công dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Dưới đây là hướng dẫn trị bệnh bằng sầu đâu.
Sầu đâu xuất xứ Ấn Độ, tên khoa học là Azadirachta indica và được gọi với nhiều tên khác như: khổ sâm, khổ luyện tử, bạt bỉnh. Tại Việt Nam, sầu đâu Ấn Độ là sầu đâu rừng, còn sầu đâu bản địa là cây xoan được trồng phổ biến ở miền Bắc và miền Trung. Xoan có hoa màu tím, không ăn được vì rất độc.
Sầu đâu Ấn Độ thanh mát, không chứa độc tố. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể làm thuốc, từ rễ cho đến hoa và quả. Trong đó, lá và hoa sầu đâu có thể ăn sống hoặc nấu với các thực phẩm khác. Quả sầu đâu chín có thể phơi khô, loại bỏ tạp chất và sử dụng trong 10 năm mà không bị hư hỏng.
Theo y học cổ truyền, sầu đâu có tính hàn, vị đắng. Bộ phận nào của cây cũng chứa axit margosic và dầu đắng. Dầu đắng của sầu đâu chứa các chất có khả năng làm giảm lượng đường trong máu, diệt khuẩn, loại bỏ mảng bám ở răng, ngăn ngừa thụ thai và chữa lành các viêm loét ở đường tiêu hóa. Công dụng chữa bệnh của sầu đâu tùy thuộc vào các bộ phận sử dụng.
Sầu đâu đã được ngành y học của nhiều nước ứng dụng điều chế thuốc chữa bệnh tiểu đường, bệnh đường ruột, chống viêm, diệt khuẩn, thuốc chữa bệnh ngoài da... Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý sử dụng đúng loại sầu đâu xuất xứ Ấn Độ. Sầu đâu bản địa chỉ dùng để lấy gỗ, lá chiết xuất thuốc trừ sâu sinh học. Ngộ độc sầu đâu này có thể gây xuất huyết nội tạng, suy thận thậm chí tử vong.
Sầu đâu trị bệnh rất tốt nhưng cũng tiềm ẩn tác dụng phụ nếu sử dụng quá liều hoặc sai đối tượng. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn biết cách dùng sầu đâu an toàn, hiệu quả.
Lá sầu đâu:
Quả sầu đâu:
Vỏ sầu đâu:
Chiết xuất sầu đâu:
Sầu đâu có thể gây ra một số phản ứng phụ như: nôn mửa, tiêu chảy, buồn ngủ, rối loạn máu, mất ý thức, rối loạn não, sảy thai. Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú không nên dùng sầu đâu. Thận trọng khi sử dụng sầu đâu cho người đang bị nôn mửa, mắc các vấn đề về rối loạn, dị ứng. Các phản ứng phụ của sầu đâu sẽ nghiêm trọng hơn nếu dùng cho trẻ em.
Ngoài ra, sầu đâu còn tương tác với một số loại thuốc dưới đây:
Nếu đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn dùng thêm sầu đâu. Trường hợp dùng sầu đâu gặp các vấn đề đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy thì ngừng ngay và đến cơ sở y tế để thăm khám, điều trị.
Cây sầu đâu không chỉ dùng để điều chế thuốc chữa bệnh. Lá non của sầu đâu có thể ăn với thịt luộc, tôm luộc hoặc cá khô như một loại rau gia vị rất lạ miệng. Bạn lưu ý các lợi ích, tác hại và cách sử dụng sầu đâu đảm bảo sức khỏe. Thay vì tự làm theo các bài thuốc dân gian, bạn bạn có thể đến hệ thống Nhà Thuốc Long Châu để được tư vấn chọn thuốc chữa bệnh hiệu quả, an toàn.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Hellobacsi
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.