Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Lithium là thuốc gì? Ngộ độc lithium có nguy hiểm đến tính mạng không?

Ngày 16/06/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thuốc lithium được sử dụng để điều trị chứng rối loạn lưỡng cực. Đây là loại thuốc có phạm vi điều trị hẹp, lượng lithium trong máu cao có thể gây ra ngộ độc lithium không mong muốn. Do đó bệnh nhân tuyệt đối phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Hiện không có cách chữa khỏi, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng và tần suất bệnh có thể giảm thiểu và được quản lý bằng thuốc, tư vấn tâm lý và các chương trình hỗ trợ xã hội.

Thuốc lithium có tác dụng gì?

Lithium ảnh hưởng đến dòng chảy của natri chảy vào các tế bào thần kinh và cơ bắp trong cơ thể. Natri ảnh hưởng đến hưng cảm và kích thích cảm xúc. Lithium được sử dụng để điều trị các giai đoạn hưng cảm do trầm cảm và tức giận. Triệu chứng hưng cảm có thể kể đến là tăng động, hung hăng, nóng giận,... Thuốc cũng giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm các cơn hưng cảm. Ngoài ra, lithium có thể được dùng cho các mục đích khác do bác sĩ chỉ định.

Lithium là thuốc gì? Ngộ độc lithium có nguy hiểm đến tính mạng không? 1 Lithium là thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực, trầm cảm,...

Sử dụng lithium như thế nào?

Bạn phải dùng lithium đúng theo quy định và chỉ dẫn của bác sĩ. Không được dùng liều lượng nhiều hơn hoặc lâu hơn so với quy định của bác sĩ. Tuỳ theo tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ có thể thay đổi liều lượng của bạn theo thời gian để đảm bảo an toàn. Không được nghiền nát hoặc bẻ nhỏ khi sử dụng thuốc lithium. Nó được pha chế đặc biệt để giải phóng thuốc vào cơ thể một cách từ từ. Nếu bẻ thuốc nhỏ ra sẽ giải phóng quá nhiều thuốc cùng một lúc. Đối với lithium lỏng phải đo liều lượng bằng thìa hoặc cốc đo đặc biệt.

Dùng thuốc này có thể khiến bạn dễ bị mất nước nhiều hơn, đặc biệt nếu bạn bị nôn hoặc tiêu chảy liên tục, đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường. Mất nước làm tăng khả năng khởi phát tác dụng phụ của lithium. Vì vậy, bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày để cơ thể không bị mất nước khi dùng lithium.

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị đổ mồ hôi, sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy liên tục trong vài giờ. Để đảm bảo rằng loại thuốc này không gây ra bất kỳ tác dụng có hại nào, bạn nên kiểm tra chức năng thận thường xuyên.

Ngộ độc lithium là như thế nào?

Khi điều trị rối loạn lưỡng cực bằng lithium, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, khát nước, run nhẹ,... Tình trạng này thường biến mất khi cơ thể đã quen với thuốc. Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ nếu các tác dụng phụ này tiếp tục kéo dài và ngày càng nghiêm trọng hơn. Hầu hết những người dùng thuốc lithium không gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên hết sức cảnh giác nếu gặp các triệu chứng dưới đây:

  • Tiêu chảy, nôn mửa, đau khớp, yếu cơ, lú lẫn, nói lắp, mờ mắt, run tay nghiêm trọng, rối loạn thị giác, các ngón tay và ngón chân tím tái, tay chân lạnh.
  • Chóng mặt, nhịp tim chậm, nhanh và không đều, khó thở, co giật, ngất xỉu.
  • Thuốc lithium hiếm khi gây ra hội chứng serotonin. Tuy nhiên, nguy cơ này sẽ tăng lên nếu người đó cũng đang dùng các loại thuốc khác có khả năng làm tăng mức serotonin. Lúc này đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất nếu họ có các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy dữ dội, tim đập nhanh, ảo giác, co thắt cơ, sốt không rõ nguyên nhân, bồn chồn,...
  • Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng với lithium rất hiếm gặp, nhưng hậu quả rất nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng sau nên đến ngay bệnh viện: Sưng hạch, ngứa, nổi mẩn đỏ trên da, chóng mặt, sưng tấy, khó thở,....
Lithium là thuốc gì? Ngộ độc lithium có nguy hiểm đến tính mạng không? 2 Ngộ độc lithium khiến cơ thể chóng mặt, mệt mỏi, tim chậm, buồn nôn, tiêu chảy,...

Cẩn trọng khi dùng thuốc lithium

Trước khi dùng lithium, hãy cho bác sĩ biết:

  • Bạn có dị ứng với lithium hoặc bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
  • Người bệnh có tiền sử suy giáp, co giật, bệnh Parkinson, mất nước nặng, sốt cao nhiễm trùng, hoặc mắc bệnh ngoài da hay không.

Lúc này tùy theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ điều chỉnh đơn thuốc lithium hoặc chuyển sang loại thuốc khác phù hợp hơn.

Một số lưu ý khác khi điều trị bằng lithium bao gồm:

  • Hội chứng Brugada: Đây là một hội chứng tim mạch di truyền đe dọa tính mạng. Một số người thậm chí có thể không biết họ mắc bệnh này. Hội chứng Brugada có thể gây chóng mặt nghiêm trọng, ngất xỉu, khó thở,... dẫn đến đột tử. Mặc dù rất hiếm, điều trị bằng lithium có thể làm tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng của hội chứng Brugada.
  • Thuốc lithium có thể gây chóng mặt, buồn ngủ và mắt mờ ở người bệnh. Do đó, bệnh nhân không thể lái xe hoặc sử dụng máy móc cho đến khi hoàn toàn tỉnh táo. Uống rượu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng buồn ngủ và chóng mặt do đó cần hạn chế uống đồ uống có cồn trong thời gian điều trị với thuốc lithium.
  • Nếu đổ nhiều mồ hôi hoặc tiêu chảy nặng, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn và cân nhắc có nên tiếp tục dùng lithium không.
  • Nói với bác sĩ của bạn trước khi thực hiện phẫu thuật hoặc thủ tục nha khoa bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng bao gồm cả lithium.
  • Lithium không được khuyến cáo cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai do nguy cơ gây hại cho thai nhi. Nhưng các bệnh tâm thần như rối loạn lưỡng cực cũng có thể gây hại cho thai phụ và thai nhi nếu không được điều trị. Do đó, bệnh nhân có thai không được ngừng dùng lithium trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đang sử dụng lithium, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn dự định có thai.
  • Lithium có thể đi vào sữa mẹ và gây nên tác dụng phụ đối với trẻ sơ sinh. Do đó, không cho con bú sữa mẹ trong thời gian điều trị bằng lithium.
Lithium là thuốc gì? Ngộ độc lithium có nguy hiểm đến tính mạng không? 3 Sử dụng lithium phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý điều chỉnh liều lượng và thời gian sử dụng

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về ngộ độc lithium nguy hiểm như thế nào. Trong thời gian điều trị cần tái khám định kỳ và tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có dấu hiệu bất thường nào xảy ra nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Trần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin