Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cây thuốc bỏng hay còn gọi là cây sống đời (phương ngữ Nam Bộ) là một cây thuốc có nhiều công dụng đối với sức khỏe, người dân có thể trồng vừa làm cảnh vừa có tác dụng chữa bệnh.
Cây lá bỏng hay còn gọi là cây trường sinh, cây sống đời, cây thuốc bỏng… Tên Khoa học: Kalanchoe pinnata (Lamk.) Pers, thuộc họ Thuốc bỏng (Crassulaceae). Bộ phận dùng làm thuốc: Lá tươi mới hái, từ lá bánh tẻ đến lá già (không dùng lá đã héo). Thành phần hóa học của lá thuốc bỏng: Acid malic, Acid fumaric, Acid citric, Acid isocitric, Acid alpha cetoglutaric, Acid cis-aconic.
Mặc dù đây là cây mọc hoang nhưng cũng được người dân trồng nhiều vừa để làm cảnh vừa có tác dụng chữa bệnh. Cây thuốc bỏng tươi vị nhạt, hơi chua, tính mát; không độc với người (độc hại thần kinh với súc vật ăn cỏ khi ăn lượng lớn), có tác dụng: Kháng viêm, kháng khuẩn (tác dụng với cả 2 loại vi khuẩn gram dương, gram âm và trực khuẩn mủ xanh), giãn cơ giảm đau, cầm máu.
Theo Đông y, cây lá bỏng có tác dụng tiêu viêm, giảm đau hiệu quả, tiêu độc, hoạt huyết,… Tác dụng của cây lá bỏng đặc trưng nhất chính là trị bỏng đúng như tên gọi của nó.
Bên cạnh đó cây lá bỏng còn được sử dụng điều trị bệnh sỏi thận, cao huyết áp, bệnh gout, những bệnh ngoài da, có khả năng giảm đau, giảm sốt, giảm ho và điều hòa kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Nhiều nơi còn sử dụng cây lá bỏng làm một loại rau để nấu canh và sử dụng cây lá bỏng để chữa những vết thương hoặc mụn nhọt hiệu quả.
Theo nghiên cứu, cây lá bỏng chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, chính vì vậy mà cây lá bỏng được sử dụng trong những trường hợp xuất hiện những vết thương hở, vết thương lở loét hoặc những vết thương bên trong cơ thể: Viêm ruột, trĩ nội, trĩ ngoại, viêm loét dạ dày,…
Với những vết bỏng nhẹ bạn có thể thực hiện với lá bỏng, lượng lá bỏng hái vừa đủ vết thương sau đó rửa qua nước muối loãng để ráo nước rồi giã nát. Lá bỏng giá nát sau đó lấy nước cốt thoa lên vết bỏng. Chỉ sau 1 lần thực hiện bạn sẽ thấy vết bỏng không còn đau rát, nhanh chóng khỏi.
Bạn có thể thực hiện với cách chữa viêm họng từ lá cây bỏng, sử dụng 10 lá trong 1 ngày, rửa sạch qua nước muối loãng. Sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá, nhai kỹ và nuốt. Thực hiện như vậy trong 3-4 ngày sẽ có hiệu quả khắc phục tình trạng viêm họng.
Tác dụng của cây lá bỏng là điều trị bệnh viêm xoang mũi hiệu quả.
Cách thực hiện: Sử dụng nắm lá bỏng rửa sạch và ngâm qua với nước muối loãng. Tiếp theo bạn giã nát lá bỏng, sử dụng bông thấm nước cốt và thoa lên lỗ mũi. Thực hiện ngày 4-5 lần. Nếu bị viêm xoang mũi cả hai bên thì bạn hãy thực hiện buổi sáng 1 bên, buổi chiều 1 bên. Hãy thực hiện thường xuyên để sớm khỏi bệnh.
Để khắc phục bệnh trĩ nội bạn thực hiện với những chiếc lá bỏng, tuy nhiên cách này cần phải thực hiện kiên trì trong thời gian dài.
Đầu tiên bạn rửa hậu môn với nước muối loãng, sau đó đem lá bỏng rửa sạch, giã nát, vắt bớt nước lá bỏng, dùng bã lá bỏng đắp lên hậu môn. Mỗi ngày thực hiện với 3 liều lượng, sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá và duy trì thực hiện trong 30-40 ngày sẽ có hiệu quả nhanh chóng.
Sử dụng lá bỏng cũng chính là cách chữa bệnh mất ngủ tại nhà của bạn. Mỗi ngày bạn ăn 8 lá bỏng, bạn sẽ có được giấc ngủ ngon và sâu giấc.
Lá bỏng được làm nóng và mềm sau đó đắp lá bỏng lên vùng xương khớp đang bị đau nhức khi lá bỏng vẫn còn nóng. Thực hiện thường xuyên mỗi ngày sẽ giảm được tình trạng đau lưng, đau xương khớp hiệu quả.
Tác dụng của lá bỏng, những bài thuốc điều trị từ lá bỏng bạn đã nắm trong lòng bàn tay, chắc chắn bài viết này sẽ có ích trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình của bạn mà không cần sử dụng thuốc tây.
Khi sử dụng cây thuốc bỏng cần chú ý:
Lam Ngọc
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.