Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chăm sóc bệnh nhân thở máy và những điều cần lưu ý

Ngày 01/04/2023
Kích thước chữ

Bệnh nhân thở máy cần được chăm sóc toàn diện, kết hợp với việc theo dõi các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng và các thông số trên máy thở. Vậy bạn đã biết cách chăm sóc bệnh nhân thở máy chưa, cùng tìm hiểu nhé!

Máy thở giúp bệnh nhân thở trong trường hợp người bệnh không tự thở được vì bất kỳ lý do gì. Mặc dù thở máy mang lại nhiều lợi ích như cung cấp oxy cho bệnh nhân nhưng bệnh nhân phải đối mặt với nhiều biến chứng như viêm đường hô hấp kéo dài, suy dinh dưỡng, mất cân bằng điện giải, loét tì đè do nằm lâu… Vì vậy, việc chăm sóc bệnh nhân thở máy đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các biến chứng sau này. Cùng tìm hiểu nhé!

Thở máy là gì?

Thở máy hay còn được gọi là thông khí cơ học được dùng để điều trị và hỗ trợ sự sống. Máy thở được sử dụng khi bản thân người bệnh không thể tự thở. Phần lớn người bệnh cần hỗ trợ máy thở đều bị bệnh nặng và cần được điều trị tại bệnh viện hoặc phòng chăm sóc đặc biệt (ICU).

Máy thở dùng để:

  • Đưa oxy vào phổi và cơ thể.
  • Giúp cơ thể loại bỏ CO2 từ phổi.
  • Giảm bớt sức lực cho việc phải hít thở ở những người gặp khó khăn khi tự thở hoặc một vấn đề bệnh lý ngăn cản người bệnh tự thở, khi đó bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở và khó chịu.

Thở máy được dùng để điều trị và hỗ trợ sự sốngThở máy được dùng để điều trị và hỗ trợ sự sống

Mục đích của thở máy là gì?

Dưới đây là một số mục đích khi sử dụng máy thở, cụ thể:

Về mặt sinh lý

Một số mục đích của thở máy về mặt sinh lý, cụ thể:

  • Cải thiện oxy hóa máu động mạch, điều chỉnh và kiểm soát thông khí phế nang.
  • Duy trì thông khí.
  • Oxy hóa máu: Tăng FiO2 và tăng PEEP ngăn ngừa xẹp phổi, giảm shunt, tăng dung tích khí cặn chức năng (FRC) và tận dụng thời gian trao đổi khí.
  • Chủ động kiểm soát thông khí khi có nhu cầu như: Gây mê làm phẫu thuật thủ thật, bảo vệ đường thở và giảm áp lực nội sọ (chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não...), thủ thuật nội soi phế quản.
  • Giảm gánh nặng chuyển hóa nhờ giải phóng cơ hô hấp: Cơ hô hấp được nghỉ ngơi và phục hồi cơ hô hấp.

Về mặt lâm sàng

Một số mục đích của thở máy về mặt lâm sàng, cụ thể:

  • Giải quyết tình trạng oxy máu thấp.
  • Giải quyết tình trạng tăng CO2 trong máu.
  • Giảm tình trạng suy hô hấp.
  • Phòng ngừa và điều trị chứng xẹp phổi.
  • Cho phép sử dụng an thần, gây mê giúp giảm tiêu thụ oxy toàn thân hoặc cơ tim.
  • Ổn định thành ngực, kiểm soát và bảo vệ đường thở.
Thở máy giúp giải quyết tình trạng suy hô hấp hiệu quả

Thở máy giúp giải quyết tình trạng suy hô hấp hiệu quả

Các biện pháp chăm sóc bệnh nhân thở máy

Chăm sóc bệnh nhân thở máy là vấn đề quan trong để người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Có 3 biện pháp bảo vệ và chăm sóc bệnh nhân thở máy, cụ thể:

Làm ấm và làm ẩm không khí hít vào

Đường hô hấp trên của con người có tác dụng ấm và làm ẩm không khí hít vào trước khi đến phổi. Độ ẩm của không khí hít vào phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ và áp suất trong đường thở, nhiệt độ đường thở càng cao thì độ ẩm của không khí hít vào càng cao và áp suất đường thở càng cao thì độ ẩm của không khí hít vào càng thấp. Do đó, việc làm ấm không khí hít vào và giảm áp lực đường thở làm tăng độ ẩm của không khí.

Hệ thống làm ấm và làm ẩm không khí hít vào, còn được gọi là mũi giả. Tất cả bệnh nhân thở máy đều phải được làm ẩm khí hút vào thông qua mũi giả. Lưu ý rằng hệ thống HME chỉ nên được sử dụng trong 4 ngày đầu thở máy và không được sử dụng trong thời gian dài.

Nhiệt độ không khí hít vào tại nơi đặt nội khí quản là ≤37 độ C. Nếu nhiệt độ quá cao dễ gây bỏng niêm mạc đường hô hấp của bệnh nhân. Dung dịch trong hệ thống làm ẩm khí thở vào HME chỉ được là nước cất, không phải dung dịch muối.

Tuy nhiên, hệ thống làm ẩm khí thở HME là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển nên phải thay và khử trùng bình chứa nước mỗi ngày. Tháo hệ thống khi xông khí dung cho bệnh nhân.

Hút đờm qua khí quản

Bệnh nhân thở máy cần được hút đàm thường xuyên để đờm không bị ứ đọng gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, cần lưu ý, việc hút lấy đờm cho bệnh nhân có thể gây ra các nguy cơ sau như: Tổn thương niêm mạc đường hô hấp, thiếu oxy cấp tính, ngừng tim, ngừng thở, xẹp phổi, co thắt phế quản, xuất huyết, chảy máu phổi phế quản, tăng áp lực nội sọ, tăng hoặc tụt huyết áp...

Khi tiến hành cần chuẩn bị: SpO2, ECG – Monitor, hệ thống hút, oxy, Ambu, găng tay vô trùng, dây hút vô trùng (đường kính < 1/3 đường kính trong của khí quản), nước muối sinh lý 09% vô trùng.

Cho bệnh nhân thở máy với FiO2 100% trong 2 phút trước khi hút. Thời gian hút < 10 - 15 giây, rửa khí quản bằng dung dịch NaCl 09% 1 - 2ml/lần, rút ​​từ từ dây hút ra và xoay nhẹ. Sau khi hút, cho bệnh nhân thở máy 100% FiO2 trong 1 - 2 phút.

Tập lý trị liệu

Vật lý trị liệu được thực hiện để ngăn ngừa và điều trị các biến chứng do đờm ứ đọng tại phổi để thúc đẩy sự phân phối khí đến các khu vực khác nhau của phổi. Các phương pháp vật lý trị liệu bao gồm:

  • Xoa bóp, vỗ rung lồng ngực của bệnh nhân.
  • Kích thích bệnh nhân ho.
  • Dẫn lưu tư thế bệnh nhân 20 - 30 phút/lần, thực hiện 3 - 4 lần/ngày.
  • Tập thở.

chăm sóc bệnh nhân thở máyChăm sóc bệnh nhân thở máy đúng cách giúp hạn chế biến chứng

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân thở máy

Bệnh nhân nên được cung cấp chế độ ăn giàu protein và đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu. Cụ thể:

  • Gluxit (1g gluxit cung cấp 4 calo) cần chiếm 50 - 70% tổng năng lượng cung cấp trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân thở máy.
  • Lipid (1g cung cấp 9 calo) cần chiếm 30 - 50% tổng năng lượng cung cấp trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân.
  • Protein (1g cung cấp 4kcal) đảm bảo cung cấp đủ 1,25g/kg cân nặng của người bệnh.

Trên đây là những chia sẻ của Nhà Thuốc Long Châu về chăm sóc bệnh nhân thở máy. Việc chăm sóc bệnh nhân thở máy rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng hồi phục của bệnh nhân. Vì vậy, bệnh nhân cần được chăm sóc bởi đội ngũ bác sĩ, y tá, điều dưỡng có trình độ, năng lực và chuyên môn cao. Chúc bạn sức khỏe!

Nguyễn Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin