Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Chăm sóc cơ thể sau gãy xương cần lưu ý gì?

Ngày 28/02/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đối với cơ thể chỉ cần một trong những bộ phận bị tổn thương thì bạn sẽ cảm thấy sức khỏe của mình yếu đi rõ rệt. Khi bị gãy xương, để có thể phục hồi sẽ mất thời gian hơn so với những tổn thương phần mềm. Chăm sóc cơ thể sau khi gãy xương cũng có những lưu ý mà bạn phải ghi nhớ. Nếu không có quá trình chăm sóc phù hợp thì rất lâu bạn mới có thể hồi phục.

Chăm sóc cơ thể sau khi gãy xương cần được tiến hành đúng và khoa học thì bạn mới có thể hồi phục nhanh chóng, cùng tham khảo bài viết sau đây để nắm rõ những điều cần lưu ý nhé.

Chăm sóc và phục hồi sau gãy xương

Gãy xương là một tai nạn xảy ra khá phổ biến hiện nay. Theo thống kê thì gãy xương do 3 nguyên nhân chính đó là: Gãy xương do chấn thương, do viêm xương, u xương hoặc do mắc phải các bệnh lý hiếm gặp.

Chăm sóc cơ thể sau gãy xương cần lưu ý gì?

Gãy xương là tai nạn phổ biến, chế độ chăm sóc cơ thể khoa học sẽ giúp bạn mau khỏe

Tuy vào nguyên nhân, vị trí và mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chăm sóc cơ thể phù hợp.

Triệu chứng khi bị gãy xương

Người bị gãy xương đa số đều có một số triệu chứng cơ bản sau:

  • Triệu chứng đau: Sau khi bị chấn thương dẫn đến gãy xương thì cơn đau sẽ tới rất nhanh và dữ dội vùng chi thể bị tổn thương. Cơn đau do xương gãy chỉ có thể giảm đi khi chi gãy được bất động đúng cách.
  • Triệu chứng giảm vận động của chi gãy: Thường xảy ra trong trường hợp gãy ít lệch hoặc gãy cành tươi.
  • Bị mất khả năng vận động hoàn toàn trong trường hợp chi bị gãy rời, di lệch.

Triệu chứng xuất hiện trên cơ thể có thể nhìn thấy

Khi bạn gãy xương lớn hoặc kết hợp với đa chấn thương thì người bệnh có thể sẽ bị sốc do đau, do mất máu nhiều.

Các vết bầm tím xuất hiện và lan rộng quanh ổ gãy sau khoảng 24h-48h bị chấn thương.

Khi sờ nắn nhẹ nhàng thì có thể cảm nhận đau nhức vùng đầu xương gãy, sờ thấy được đầu xương gãy gồ lên ở dưới da.

Trong ổ xương gãy khi sờ nắn có thể nghe thấy tiếng lạo xạo.

Sưng nề chi gãy hoặc xuất hiện tràn dịch khớp gần ổ gãy.

Chăm sóc cơ thể khi gãy xương nên ăn gì

Dù là phương pháp điều trị gãy xương nào thì người bệnh cũng cần có chế độ chăm sóc và phục hồi khoa học. Nếu thực hiện tốt xương sẽ nhanh được tái tạo và sớm hồi phục chức năng như ban đầu.

Thực phẩm giàu chất sắt

Người bị gãy xương nên bổ sung chất sắt để kích thích cơ thể sản sinh các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Tăng khả năng vết thương nhanh chóng được phục hồi. Các nguồn thực phẩm giúp bổ sung sắt bao gồm trứng, sữa, các loại rau có lá màu xanh đậm…

Chăm sóc cơ thể sau gãy xương cần lưu ý gì?

Thực phẩm chứa nhiều canxi giúp xương sau gãy nhanh hồi phục

Thực phẩm chứa nhiều canxi

Canxi là một chất đóng vai trò hình thành chủ đạo đối với hệ xương khớp của con người. Việc đáp ứng đầy đủ nhu canxi trong quá trình gãy xương sẽ giúp cơ thể bạn nhanh chóng lấy lại trạng thái ban đầu. Ngược lại, nếu không bổ sung đủ canxi thì tình trạng đau nhức xương khớp, hoặc nặng hơn là loãng xương sẽ xuất hiện.

Các loại thực phẩm bổ sung canxi dễ kiếm nhất đó là sữa tươi, phô mai, sữa chua, sữa hạnh nhân, bắp cải, đậu nành, hạt vừng,… Đây là nhóm thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt phù hợp để điều trị gãy xương.

Thực phẩm giàu hàm lượng protein

Chế độ dinh dưỡng cung cấp đủ protein cho cơ thể trong quá trình bị gãy xương sẽ rất có lợi. Nó thúc đẩy khả năng tăng sinh tế bào sụn hỗ trợ cơ thể hấp thụ và sử dụng canxi hiệu quả.

Cần tránh các loại thực phẩm chứa protein từ động vật, hãy tập trung lựa chọn các sản phẩm từ đậu nành, ngũ cốc, phô mai, sữa chua,…

Thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao

Vitamin C là một lựa chọn lý tưởng giúp người bị gãy xương nhanh phục hồi sức khỏe. Vitamin C giúp sản sinh collagen, một loại protein quan trọng góp phần xây dựng nên cấu trúc xương. Để hấp thụ tốt nhất hàm lượng vitamin C có trong thức ăn, bạn hãy lựa chọn nguyên liệu tươi hoặc đông lạnh.

Tránh sử dụng các thực phẩm đã qua chế biến với nhiệt độ cao hoặc để lâu có thể làm mất lượng vitamin này. Một số nguồn thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, ớt, cam, dâu tây, kiwi...

Bổ sung Vitamin D

Vitamin D rất cần thiết cho cơ thể trong việc hấp thu canxi. Ở người lớn tuổi khi bị gãy xương hãy lưu ý chăm sóc cơ thể bổ sung vitamin này trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Vitamin D có thể hấp thụ được từ thực phẩm như lòng đỏ trứng, cá biển, gan và sữa bổ sung vitamin D.

Gãy xương thì nên kiêng ăn gì

Những thực phẩm cản trở cho việc xương tái tạo và phục hồi người bệnh gãy xương nên tránh sử dụng như:

  • Tránh uống các thức uống chứa chất kích thích như rượu, bia...
  • Hạn chế ăn những đồ ăn chiên xào, dầu mỡ nhiều.
  • Nên tránh xa đồ ngọt.
  • Trà quá đặc bạn cũng không nên uống vì nó cản trở sự phát triển của xương khớp.

Chăm sóc cơ thể sau gãy xương cần lưu ý gì?

Nên tránh rượu bia đồ dầu mỡ khi bị gãy xương

Luyện tập cơ thể phục hồi sau gãy xương

Để có thể phục hồi nhanh sau gãy xương bạn có thể tìm cho mình những bài tập vận động phù hợp. Các bài tập này ý nghĩa quan trọng không kém gì thuốc, giúp máu trong cơ thể có thể lưu thông tạo điều kiện để xương mau liền, cơ thể nhanh phục hồi. Người bệnh có thể thực hiện một số bài tập vận động dưới đây:

  • Tập cử động khớp: Để giảm khả năng bị co cứng khớp do phải ngồi một chỗ quá lâu.
  • Tập duy trì sức cơ: Tập căn cơ với những bài tập nhẹ và tăng dần mức độ.
  • Tập đi: Người bệnh có thể dùng nạng gỗ để tập đi để kích thích xương vận động một cách nhẹ nhàng.
  • Tập sinh hoạt thông thường: Một số động tác trong sinh hoạt hàng ngày có thể giúp người bệnh nhanh lấy lại cảm giác cho cơ thể... Tuân thủ nội dung các bài tập phù hợp với từng giai đoạn để tránh tổn thương đến phần xương bị gãy.

Nếu không có biện pháp chăm sóc cơ thể sau khi gãy xương kịp thời thì chất lượng cuộc sống của bạn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Hy vọng bài viết này đã mang cho bạn kiến thức bổ ích để giúp cơ thể của bạn nhanh chóng lấy lại trạng thái sức khỏe ban đầu.

Minh 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm