Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, ngoài việc chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng hợp lý, để cải thiện sức khỏe thì F0 điều trị tại nhà cũng cần phải tập luyện các bài tập tăng cường chức năng hô hấp và cần vận động hàng ngày.
Dịch bệnh Covid 19 diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt là ở TP.HCM. Số lượng F0 ngày một gia tăng, phòng bệnh nhất thời không đáp ứng đủ nên việc thực hiện quản lý, cách ly và điều trị F0 tại nhà được cho là giải pháp cần thiết.
F0 cần đo thân nhiệt để kiểm tra thông số nhiệt độ. Nếu bệnh nhân sốt trên 38,5 ℃ thì có thể dùng dùng paracetamol để hạ sốt, lưu ý trẻ em không quá 60mg/kg/ngày, người lớn không quá 2g/ngày và trẻ em không được uống vượt quá 4 lần/ngày
F0 áp dụng phương pháp đếm nhịp thở để kiểm tra thông số nhịp thở. Trong vòng 5-10 phút, bệnh nhân F0 trong tư thế nằm sẽ đếm số lần lồng ngực lên xuống. Đối với người lớn, nhịp thở bình thường là 16-20 nhịp thở mỗi phút, còn trẻ em thì nhịp thở nhanh hơn người lớn, cụ thể như sau:
Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 được sử dụng trong trường hợp này. Bệnh nhân kiểm tra nồng độ oxy trong máu nếu chỉ số SpO2 trên 93% thì người bệnh mỗi ngày nên tiếp tục theo dõi 3-4 lần để kiểm tra xem chỉ số có ổn định hay không. Nếu chỉ số cao hơn 90% (thấp hơn 93%) thì F0 liên hệ cơ sở y tế để được tư vấn và nên nhập viện để thở oxy theo phác đồ của Bộ y tế.
Đối với chỉ số SpO2 thấp hơn 90% thì F0 cần gọi y tế hoặc nhanh chóng nhập viện vì đây có thể là biểu hiện bệnh Covid-19 trở nặng.
Lưu ý: Đối với F0 có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) từ trước đang cách ly, dùng thuốc và điều trị ổn định tại nhà thì mức Sp02 cần liên hệ y tế là 92%.
Bệnh nhân F0 khi tự theo dõi sức khỏe thì nên lưu trữ các cập nhât về triệu chứng và thông số nhiệt độ, mạch đập, nhịp thở, huyết áp và oxy trong máu để theo dõi tình trạng sức khoẻ của bản thân cũng như nhận được sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ.
Những bệnh nhân F0 không thuộc nhóm đối tượng trên cần nghe theo sự cân nhắc, hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Đối với những người sau điều trị Covid 19 thì việc phục hồi chức năng phổi rất cần thiết. Những bài tập dưới đây bệnh nhân F0 mỗi ngày có thể tập một vài lần, mỗi động tác khoảng 8-10 lần.
Thở ra kéo dài: Bệnh nhân hít vào bằng mũi, sau đó dùng miệng để thở ra kéo dài.
Thở ra mạnh: Bệnh nhân hít vào bằng mũi, sau đó thở ra nhanh và mạnh bằng miệng, việc thở ra mạnh bằng phản xạ ho ở kỳ thở ra sẽ giúp khai thông đường thở.
Động tác thứ nhất: Bệnh nhân đưa hai tay ra trước, bắt đầu hít vào và đưa hai tay ra sau tối đa, sau đó bệnh nhân thở ra từ từ và đưa tay về lại vị trí cũ.
Động tác thứ hai: Bệnh nhân đưa hai cùi chỏ ra trước, bắt đầu hít vào và xoay cùi chỏ tối đa ra sau, sau đó bệnh nhân tiếp tục thở ra từ từ và thực hiện xoay cùi chỏ về lại vị trí cũ.
Thở ngực: Bệnh nhân đặt một tay lên ngực, tay còn lại để lên bụng, tiến hành hít vào tối đa cho lồng ngực nở ra sau đó thở ra từ từ. Trong lúc hít thở, bệnh nhân cần lưu ý hóp bụng, giữ cho bụng không phình ra.
Thở bụng: Bệnh nhân đưa hai tay lên bụng, tiến hành hít vào cho đến khi bụng phình ra tối đa, sau đó lại thở ra cho đến khi phần bụng xẹp vào.
Thở bóng hết sức: Bài tập này tương đương với thở ra hết sức, giúp loại bỏ khí cặn trong phổi. Bệnh nhân cần đưa bóng lên miệng, lấy hơi rồi thổi một hơi kéo dài, sau đó thở ra hết sức trong một lần thổi.
Thùy phổi giữa: Bệnh nhân choàng khăn từ sau lưng ra trước ngực, vị trí phía dưới nách. Lúc này hai tay cần đan chéo để cầm hai đầu khăn. Tiếp theo đó, bệnh nhân bắt đầu hít vào thật sâu và siết khăn lại, sau đó buông khăn đột ngột và thở ra.
Thùy phổi dưới: Bài tập này làm tương tự nhưng khăn nằm ở vị trí dưới ngực. Bệnh nhân cần lưu ý buông khăn trước khi bắt đầu thở ra.
Quá trình vận động tăng cường sẽ giúp lồng ngực được giãn nở, từ đó giúp tăng thông khí ra vào phổi, giúp hô hấp tốt hơn. Nếu cảm thấy mệt, khó thở hay đau ngực trong lúc tập luyện thì F0 cần dừng tập ngay và theo dõi cơ thể. Trong trường hợp tình trạng này không suy giảm ngay cả khi đã nghỉ ngơi thì F0 cần phải báo ngay cho nhân viên y tế để được theo dõi và kiểm tra kịp thời.
Hy vọng thông qua bài viết trên đã giúp cho bệnh nhận F0 hiểu hơn về tình trạng sức khoẻ của bản thân cũng như biết thêm về các bài tập vận động giúp phục hồi chức năng của phổi. Ngoài ra, bệnh nhân F0 hãy luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan, tránh lo lắng, hoảng loạn để nhanh chóng khỏi bệnh nhé.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.