Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Chẩn đoán và cách xử trí ngộ độc rượu

Ngày 18/01/2020
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Không giống như thực phẩm phải mất thời gian để tiêu hóa, rượu được hấp thu nhanh chóng bởi cơ thể. Cho nên tình trạng ngộ độc rượu cũng có biểu hiện ngay và bạn phải có cách xử trí ngộ độc rượu để tránh các hậu quả khôn lường.

Vậy biểu hiện ngộ độc rượu và cách xử trí ngộ độc rượu như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

1. Biểu hiện ngộ độc rượu mà bạn phải biết

Ngộ độc rượu là một tình trạng nghiêm trọng do uống quá nhiều, quá nhanh. Nó có thể ảnh hưởng đến hô hấp, nhịp tim và có khả năng dẫn đến hôn mê và tử vong.

Uống nhanh quá hoặc nhiều đồ uống trong một ngày chính là nguyên nhân chính của ngộ độc rượu. Ngộ độc rượu có thể xảy ra khi vô tình ăn phải sản phẩm gia dụng có chứa rượu.

Các dấu hiệu và triệu chứng biểu hiện ngộ độc rượu bao gồm:

  • Lẫn lộn, trạng thái co cơ mặt.
  • Nôn, ói mửa.
  • Biểu hiện động kinh.
  • Thở chậm.
  • Không thường xuyên hít thở không khí.
  • Da chuyển xanh.
  • Thân nhiệt hạ thấp.
  • Bất tỉnh.
Chuẩn đoán và cách xử trí ngộ độc rượu 1Một trong các dấu hiệu và triệu chứng biểu hiện ngộ độc rượu là nôn, ói mửa

Không cần thiết tất cả các triệu chứng ngộ độc rượu trên mà chỉ một vài biểu hiện thì bạn cũng phải tìm sự giúp đỡ. Bởi nếu một người bất tỉnh hoặc không thể đánh thức khi ngộ độc được có nguy cơ tử vong.

Nếu nghi ngờ người đó đã bị ngộ độc rượu, thậm chí dù không thấy các dấu hiệu và triệu chứng cổ điển trên cũng phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

2. Chẩn đoán ngộ độc rượu

Ngoài việc kiểm tra các dấu hiệu nhìn thấy được và triệu chứng của ngộ độc rượu trên thì bác sĩ có khả năng chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ rượu và xác định các dấu hiệu khác của độc rượu. Chẳng hạn như lượng đường trong máu thấp và  các xét nghiệm nước tiểu cũng có thể giúp để xác nhận chẩn đoán ngộ độc rượu.

  • Xét nghiệm cơ bản: công thức máu, urê, đường, creatinin, điện giải, AST, ALT, CPK, điện tim, tổng phân tích nước tiểu.
  • Xét nghiệm, thăm dò khác tùy theo tình trạng bệnh nhân: X quang phổi, siêu âm bụng,…

Cần phải chẩn đoán được các trường hợp sau:

  • Ngộ độc ethanol mức độ nặng: hôn mê, suy hô hấp, tụt huyết áp, hạ thân nhiệt, hạ đường máu.
  • Các biến chứng, hậu quả do rượu: chấn thương, sặc phổi, viêm phổi, tiêu cơ vân, suy thận, hạ đường máu, viêm dạ dày, rối loạn nước, điện giải.

Ngộ độc methanol: nghĩ tới khi có một trong các tình huống sau:

  • Bệnh nhân sau uống rượu có tình trạng nhiễm toan nặng dần hoặc có rối loạn về nhìn và không giải thích được bằng lý do khác.
  • Nhiễm toan chuyển hóa và có rối loạn về nhìn.
  • Có người khác cũng cùng uống rượu với bệnh nhân bị và được chẩn đoán là ngộ độc methanol.
  • Bệnh nhân có khoảng trống thẩm thấu tăng và có toan chuyển hóa không giải thích được bằng lý do khác.
  • Nồng độ methanol máu >20mg/dL
Chuẩn đoán và cách xử trí ngộ độc rượu 2Bệnh nhân sau uống rượu có tình trạng nhiễm toan nặng dần hoặc có rối loạn về nhìn và không giải thích được bằng lý do khác.

3. Cách xử trí ngộ độc rượu

Trong trường hợp khẩn cấp, bạn hãy làm theo các xử trí sau:

Nếu một người bất tỉnh, thở ít hơn 8 lần một phút hoặc nôn đã lặp đi lặp lại không kiểm soát được

Cách xử trí ngộ độc rượu lúc này: hãy gọi số khẩn cấp ý tế địa phương ngay lập tức. Hãy nhớ rằng ngay cả khi một người nào đó bất tỉnh hoặc đã ngừng uống nhưng rượu vẫn tiếp tục được phát hành vào máu và mức độ của rượu trong cơ thể vẫn tiếp tục tăng.

Không bao giờ giả định rằng một người "sẽ ngủ" trong tình trạng ngộ độc rượu.

Nếu người đó có ý thức

Cách xử trí ngộ độc rượu lúc này: Các nhân viên tại trung tâm kiểm soát chất độc hoặc trung tâm gọi khẩn cấp có thể hướng dẫn là chăm sóc tại nhà hay trực tiếp đến bệnh viện.

Tất cả các cuộc gọi đến trung tâm kiểm soát chất độc đều được giữ kín.

Bạn hãy sẵn sàng để cung cấp thông tin. Nếu biết chắc chắn hãy nói với nhân viên cấp cứu bệnh viện về các loại rượu đã uống, số lượng và khi nào.

Chuẩn đoán và cách xử trí ngộ độc rượu 3Hãy gọi số khẩn cấp ý tế địa phương ngay lập tức khi thấy có người có biểu hiện ngộ độc rượu

Không để một người bất tỉnh một mình

Cách xử trí ngộ độc rượu lúc này: Trong khi chờ đợi để được giúp đỡ, không cố gắng để làm cho người nôn mửa.

Những người đã bị ngộ độc rượu thường có giảm phản xạ và có thể sặc chất nôn của chính họ hoặc vô tình hít phải chất nôn vào phổi từ đó có thể gây ra một chấn thương phổi gây tử vong.

Ổn định bệnh nhân và điều trị triệu chứng

Hôn mê, co giật: nằm nghiêng, nếu hôn mê sâu, co giật nhiều lần thì cần đặt nội khí quản và thở máy nếu cần.

Xử trí ngộ độc rượu với  tình trạng ứ đọng đờm rãi, tụt lưỡi, suy hô hấp, thở yếu, ngừng thở: nằm nghiêng, đặt canun hầu, hút đờm rãi, thở ôxy, đặt nội khí quản, thở máy (tùy theo mức độ).

Tụt huyết áp: truyền dịch, thuốc vận mạch nếu cần.

Hạ thân nhiệt: ủ ấm

Xử trí ngộ độc rượu với tình trạng Nôn nhiều: tiêm thuốc chống nôn, uống thuốc bọc niêm mạc dạ dày, tiêm thuốc giảm tiết dịch vị, bù nước điện giải bằng truyền tĩnh mạch.

Dinh dưỡng: cho ăn nếu bệnh nhân còn tỉnh, hợp tác và không nôn. Truyền glucose 10-20% nếu hạ đường huyết, bệnh nhân không tỉnh, nôn nhiều, không hợp tác.

Vitamin B1 tiêm bắp 100mg (người lớn) hoặc 50mg (trẻ em), tiêm trước khi truyền glucose.

Lưu ý phát hiện và xử trí ngộ độc rượu cùng biến chứng khác.

Ngộ độc rượu là một nghiêm trọng và đôi khi gây chết người, do đó, mỗi người phải tự trang bị kiến thức nhận biết ngộ độc rượu và cách xử trí khi có người bị nhé.

Thanh Hoa

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Ngộ độc