Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Suy tim ở người cao tuổi là biến chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, tim mạch, hay tất cả những bệnh lý toàn thân khác,... Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu về bệnh suy tim ở người già, từ đó có thể xây dựng kế hoạch điều trị và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Suy tim là một bệnh lý phổ biến và dễ gặp nhất ở người cao tuổi. Tuy bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, việc điều trị kịp thời và có chế độ chăm sóc phù hợp sẽ ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Suy tim là tình trạng cơ tim không thể bơm đủ lượng máu chứa oxy đến các cơ quan còn lại của cơ thể. Bệnh suy tim sẽ tiến triển dần theo thời gian từ suy một bên trước rồi dẫn đến suy tim toàn bộ hoặc suy tim toàn bộ ngay từ đầu.
Suy tim là một bệnh lý nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong lên đến 85% ở những người trên 65 tuổi. Bệnh này có xu hướng phổ biến ở nam giới hơn ở nữ giới. Tuy nhiên, căn bệnh này lại ảnh hưởng đến các cụ bà từ độ tuổi 70–80.
Tình trạng suy tim ở người cao tuổi sẽ xuất hiện các mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc tốc độ suy tim nhanh hay chậm, tuổi của người bệnh và nguyên nhân suy tim.
Với bệnh suy tim mạn tính, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:
Các triệu chứng suy tim cấp thường tương tự như bệnh suy tim mạn tính, tuy nhiên bệnh lại tiến triển và trở nặng rất nhanh, đột ngột khó thở, thở nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, đau ngực nếu suy tim cấp do nhồi máu cơ tim.
Điều trị suy tim ở người cao tuổi cần phải được điều trị cẩn thận vì có thể do nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau. Việc điều trị bằng thuốc của nhóm bệnh nhân này cũng tương đối phức tạp vì thường có nhiều bệnh lý khác kèm theo. Từ đó giảm thiểu số lượng thuốc cho người bệnh sử dụng và kiểm tra những nguy cơ tương tác của thuốc.
Ngoài ra, việc điều trị nguyên nhân cũng góp phần hỗ trợ tích cực làm giảm suy tim nhanh. Các nguyên nhân chủ yếu được điều trị là các rối loạn chức năng thất trái do bệnh nhân bị thiếu máu cục bộ, nhiễm độc giáp, suy giáp, rối loạn nhịp tim,...
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tập thể dục thường xuyên cũng góp phần quan trọng trong điều trị bệnh. Người bệnh nên hạn chế ăn mặn và ăn quá nhiều bữa trong ngày, mà cần chia nhỏ bữa ăn sẽ tốt hơn. Bệnh nhân cũng không nên uống rượu vì chúng không chỉ để lại những bất lợi cho trái tim bị suy mà còn giảm khả năng co bóp của cơ tim, gây rối loạn nhịp tim.
Hy vọng rằng sau bài viết này, bạn đã biết cách chăm sóc và duy trì sức khỏe tim mạch cho bản thân cũng như các thành viên trong gia đình nhé.
Ngân Lâm
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.