Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chân vòng kiềng có ảnh hưởng đến chiều cao không?

Ngày 05/10/2023
Kích thước chữ

Khi trẻ bắt đầu tập đi, chân thường có hình vòng cung để giữ thăng bằng cho cơ thể. Tuy nhiên, khi trẻ được hơn một tuổi, đã có thể đi lại vững vàng nhưng dấu hiệu này vẫn chưa biến mất khiến các bậc cha mẹ rất lo lắng, nghi ngờ trẻ bị chân vòng kiềng, đặc biệt lo lắng điều này sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình của trẻ. Vậy chân vòng kiềng có ảnh hưởng đến chiều cao không?

Chân vòng kiềng có ảnh hưởng đến chiều cao không là vấn đề mà nhiều phụ huynh quan tâm. Đây là tình trạng phổ biến đối với trẻ dưới 3 tuổi. Chân vòng kiềng không gây khó chịu và ảnh hưởng khả năng di chuyển của trẻ nhưng gây mất thẩm mỹ. Do đó cần cải thiện trước khi xương trẻ cứng thì việc điều chỉnh sẽ khó khăn hơn.

Chân vòng kiềng là gì?

Chân vòng kiềng là một biến dạng chân phổ biến. Đầu gối có xu hướng hướng vào trong, mắt cá chân chạm nhau, hai chân cong ra ngoài. Ngược lại, trong trường hợp bình thường, đầu gối hướng ra ngoài trong tư thế thẳng, giữa hai mắt cá chân có khoảng cách từ 1 - 2cm và hai chân thẳng hàng.

Hơn 20% trẻ dưới 3 tuổi bị cong chân và 1% trẻ dưới 7 tuổi bị cong chân. Tình trạng này chủ yếu là bẩm sinh (chân cong sinh lý), tuy nhiên khi 1 - 2 tuổi tình trạng này sẽ tự cải thiện. Trong những trường hợp khác, chân vòng kiềng có liên quan đến bệnh lý như bệnh còi xương ở trẻ em, bệnh Blount, các bệnh về xương khớp hay chứng loạn sản xương di truyền gây ra các biến dạng ở xương chi và cột sống.

Chân vòng kiềng ảnh hưởng đến dáng đi và sự phát triển bình thường của xương khớp. Trong trường hợp chân cong sinh lý, có thể được khắc phục theo thời gian và không cần điều trị. Chân của trẻ thường bắt đầu duỗi thẳng khi trẻ mới biết đi (khoảng 12 - 18 tháng). Trong nhiều trường hợp khác, dị tật vẫn tồn tại đến tuổi trưởng thành và cần được điều trị y tế. Đây là lý do tại sao ba mẹ nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa nếu con trên 2 tuổi bị cong chân.

Chân vòng kiềng có ảnh hưởng đến chiều cao không? 1
Chân vòng kiềng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của xương khớp

Chân vòng kiềng có ảnh hưởng đến chiều cao không?

Chân vòng kiềng là tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến vóc dáng của trẻ. Vậy chân vòng kiềng có ảnh hưởng đến chiều cao không? Theo các chuyên gia về xương khớp, chiều cao của người bị chân vòng kiềng phụ thuộc vào nguyên nhân.

Chân vòng kiềng sinh lý không ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao tự nhiên. Điều này có nghĩa là trẻ chân vòng kiềng vẫn đạt được chiều cao bình thường. Đối với trẻ bị cong chân do bệnh lý sẽ ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ và làm trẻ chậm phát triển so với trẻ cùng tuổi. Đặc biệt ở bệnh còi xương, việc thiếu canxi, vitamin D dẫn đến thiếu khoáng chất trong xương. Điều này dẫn đến xương yếu đi, tăng trưởng chậm hoặc phát triển bất thường và làm tăng nguy cơ thấp bé ở trẻ.

Vì vậy, ba mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi khám nếu trẻ trên 2 tuổi bị chân vòng kiềng. Điều trị kịp thời có thể giúp trẻ đạt được chiều cao bình thường và tránh ảnh hưởng đến vóc dáng sau này.

Những ảnh hưởng khác khi trẻ bị chân vòng kiềng

Ngoài ảnh hưởng đến tầm vóc sau này, chân cong kiềng có thể khiến trẻ khó chạy nhảy, đi lại từ đó ảnh hưởng đến khả năng vận động. Ngoài ra, viêm khớp là hậu quả nghiêm trọng của tình trạng chân vòng kiềng.

Chân vòng kiềng tạo ra áp lực mất cân bằng, ảnh hưởng đến các khớp đầu gối, hông, mắt cá chân và bàn chân. Theo thời gian, điều này dẫn đến viêm khớp, chấn thương và thoái hóa khớp nhanh hơn trong tương lai. Nếu cần thiết phải phẫu thuật chỉnh hình để cải thiện tình trạng xương.

Điều trị chân vòng kiềng như thế nào?

Để trẻ đạt được chiều cao tối đa, khi trẻ bị chân vòng kiềng phải được chăm sóc tốt. Thông thường, những phương pháp dưới đây sẽ được chỉ định cho trẻ trên 3.5 tuổi, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây chân vòng kiềng.

Sử dụng dụng cụ chỉnh hình

Một số dụng cụ chỉnh hình như lót giày thường được chỉ định cho người có sự chênh lệch về chiều dài chân. Phương pháp này có tác dụng điều chỉnh dáng đi và cải thiện tình trạng mất cân đối về chiều dài của đôi chân. Đồng thời giảm đau khi di chuyển hoặc tham gia các hoạt động thể chất.

Nẹp mắt cá chân (KAFO) có thể được sử dụng cho trẻ em trên 8 tuổi mắc bệnh Blount. Thiết bị này giúp giảm bớt sự chèn ép ở đầu gối, từ đó thúc đẩy sự phát triển bình thường của hệ thống xương đồng thời làm giảm sự mất cân bằng ở bàn chân. Từ đó giúp trẻ đạt được chiều cao tối đa khi trưởng thành.

Tập thể dục

Để cải thiện đôi chân vòng kiềng và đảm bảo chiều cao phát triển bình thường, người bệnh có thể được tư vấn các bài tập phù hợp. Trong số đó, các bài tập giãn cơ và tăng cường sức mạnh được áp dụng phổ biến nhất. Những bài tập này giúp kích thích tăng chiều cao, phục hồi chức năng và điều chỉnh dị tật đầu gối.

Ngoài ra, tập thể dục còn giúp xây dựng cơ bắp, tăng sức mạnh, giảm cân để người có chân vòng kiềng di chuyển dễ dàng và linh hoạt hơn. Để tập luyện đúng cách, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn bài tập phù hợp nhất.

Chân vòng kiềng có ảnh hưởng đến chiều cao không? 2
Tập thể dục có thể cải thiện chiều cao và chân vòng kiềng

Giảm cân

Những trường hợp thừa cân, béo phì được khuyên nên giảm cân để hỗ trợ sự phát triển bình thường của hệ xương và cải thiện chân vòng kiềng. Vì trọng lượng dư thừa làm tăng áp lực lên đầu gối và chân từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ xương. Đồng thời, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của chân cong. Để giảm cân hiệu quả và an toàn, trẻ cần tập thể dục kết hợp với chế độ ăn uống khoa học.

Phẫu thuật

Hầu hết các trường hợp chân vòng kiềng đều không cần phẫu thuật. Phương pháp này chỉ được cân nhắc cho những bệnh nhân bị dị tật chân nặng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bình thường và chân cong dai dẳng ở người lớn.

Tùy theo tình trạng, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật xương hoặc cấy ghép thiết bị kim loại.

  • Cắt xương: Bác sĩ cắt xương và căn chỉnh khớp, đảm bảo cẳng chân và đầu gối trở về đúng vị trí. Sau đó sử dụng các tấm kim loại và ốc vít để cố định xương mới.
  • Cấy ghép thiết bị kim loại: Một tấm kim loại sẽ được đưa vào bên trong đầu gối khoảng 12 tháng sau đó được loại bỏ khi điều trị hoàn tất. Phương pháp này giúp điều hòa sự phát triển bình thường của đầu gối, từ đó giúp trẻ đạt được chiều cao bình thường. Vài ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể đi lại và được hướng dẫn vật lý trị liệu để phục hồi hoàn toàn chức năng.
Chân vòng kiềng có ảnh hưởng đến chiều cao không? 3
Phẫu thuật chỉ áp dụng cho trường hợp bị dị tật chân nặng

Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về chân vòng kiềng có ảnh hưởng đến chiều cao không. Nói chung, chân vòng kiềng có ảnh hưởng đến chiều cao không phụ thuộc vào nguyên nhân. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, chiều cao vẫn tăng trưởng bình thường và chân vòng kiềng sẽ tự điều chỉnh khi trẻ lớn lên.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin