Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Não úng thủy là một trong các dị tật của ống thần kinh, đa phần là do bẩm sinh. Trẻ mắc bệnh cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vậy chi phí phẫu thuật não úng thủy là bao nhiêu? Bệnh có thể điều trị dứt điểm hay không? Cùng nhà thuốc Long Châu khám phá lời giải đáp nhé!
Nếu trẻ bị não úng thủy không được khám chữa bệnh và điều trị đúng cách sẽ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Phẫu thuật là cách duy nhất để điều trị bệnh. Biết được chi phí phẫu thuật não úng thủy bao nhiêu sẽ giúp gia đình chuẩn bị ngân sách phù hợp để giúp bé vượt qua căn bệnh này.
Não úng thủy (tên tiếng Anh là Hydrocephalus) là một bệnh lý xảy ra ở hệ thần kinh trung ương. Bệnh là kết quả của việc mất cân bằng, gián đoạn sự hình thành và lưu thông dòng chảy hoặc hấp thu dịch não tủy. Nói cách khác, não úng thủy là tình trạng dịch não tủy tích tụ quá nhiều trong não thất do các quá trình sản xuất, lưu thông và hấp thụ bị rối loạn.
Não úng thủy là tình trạng não thất to hơn mức bình thường khiến đầu trẻ ngày càng to dần, nhu mô não bị tổn thương. Bệnh có thể cấp tính hoặc mãn tính, xảy ra trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Những hình thức khác nhau của bệnh bao gồm thể thông, thể tắc nghẽn và thể não úng thủy áp lực bình thường. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em và người trưởng thành trên 60 tuổi.
Tùy thuộc vào lứa tuổi của bệnh nhân và các dấu hiệu, biểu hiện của bệnh sẽ khác nhau. Ở trẻ nhỏ, đầu của bé to hơn mức bình thường, vòng đầu to hơn độ tuổi của trẻ, vòng đầu tăng kích thước nhanh hơn so với tốc độ những bé bình thường. Phần thóp phồng hoặc căng lên.
Trong trường hợp mắc bệnh nặng, da đầu của trẻ rất mỏng, nổi rõ tĩnh mạch dưới da đầu. Khi khám bệnh, có thể thấy hộp sọ của bé mềm, mắt bé hình ảnh như “mặt trời lặn”. Bé có thể ngủ nhiều, buồn nôn hoặc nôn. Ở các trẻ lớn hơn, bên cạnh triệu chứng đầu to, ngủ nhiều, nôn ói thì bé có thể bị giảm một số hoạt động như không bò, ngồi không vững như trước khi mắc bệnh, không nói được, nói ngọng, khó nói hơn.
Não úng thủy là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị. Mặc dù vậy, quá trình điều trị có thể không đảo ngược tổn thương não đã xảy ra mà chỉ ngăn chặn tổn thương nặng thêm.
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc nào có khả năng chữa não úng thủy. Cách duy nhất để điều trị bệnh là phẫu thuật. Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định một số loại phẫu thuật sau:
Cấy ống shunt là phương pháp điều trị não úng thủy phổ biến ở trẻ sơ sinh. Bác sĩ sẽ sử dụng ống dài làm bằng silicon đặt vào trong não thất, nơi tích tụ dịch não tủy. Dịch não tủy sẽ được dẫn lưu ra khỏi não nhờ ống thông này. Đồng thời, bác sĩ cùng gắn một chiếc van vào điểm gần não thất để điều khiển dòng chảy.
Dưới áp lực tăng, dịch não tủy sẽ thoát ra khỏi não thất mà không bị chảy ngược vào não thất khi người bệnh thay đổi vị trí. Tiếp đến, ống shunt được đặt dưới da đến bộ phận khác của cơ thể như bụng hoặc một buồng trong tim. Ở đó, dịch não tủy dư thừa sẽ được dễ dàng hấp thu. Bệnh nhân sẽ phải mang hệ thống shunt suốt đời và cần được theo dõi thường xuyên.
Đối với phương pháp phẫu thuật nội soi phá sàn não thất 3, bác sĩ sẽ rạch một đường ở não thất, chèn một máy dò vào bên trong hệ thống não thất, đồng thời tạo một con đường mới cho dòng chảy dịch não tủy. Cách này ít gây đau đớn cho người bệnh. Tuy vậy, nó không mang đến hiệu quả cao đối với trẻ sơ sinh.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, trẻ bị não úng thủy nếu được phẫu thuật trước 6 tháng tuổi thì kết quả mang lại rất khả quan. Đầu của bé không bị to do ứ nước, trí tuệ cũng phát triển bình thường. Dưới 6 tháng tuổi là thời điểm vàng đối với những bé không may mắc bệnh.
Có khá nhiều trẻ sơ sinh bị não úng thủy được điều trị kịp thời và đúng cách thì sau khi phẫu thuật vẫn có thể đến trường, học tập như những bé bình thường khác. Nếu để thời gian vàng qua đi hoặc trẻ không được phát hiện, kịp thời điều trị thì bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó hồi phục.
Không có câu trả lời chính xác về vấn đề bé bị não úng thủy sống được bao lâu. Diễn biến của bệnh còn phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ nặng nhẹ, thời điểm chẩn đoán bệnh. Quan trọng nhất vẫn là liệu pháp điều trị đúng đắn và kịp thời.
Có nhiều trường hợp, phẫu thuật đặt ống shunt dẫn lưu trong não thất giúp trẻ phát triển bình thường, không gặp biến chứng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp não đã bị tổn thương vào thời điểm chẩn đoán. Tùy thuộc vào vùng não bị tổn thương và mức độ nghiêm trọng khác nhau mà các triệu chứng cũng khác nhau.
Theo Báo pháp luật TP HCM, trước đây, trẻ mắc bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật đặt ống shunt dẫn lưu dịch não tủy từ não thất vào ổ bụng hoặc tim. Chi phí phẫu thuật não úng thủy khá đắt dù phương pháp khá đơn giản. Bên cạnh chi phí mổ, gia đình còn phải trả tiền mua ống shunt dẫn lưu với giá từ 500 đến 800 USD.
Tuy nhiên, hiện nay, với sự phát triển của nền y tế thì một ca phẫu thuật bằng phương pháp nội soi não thất thứ 3 có giá rẻ hơn. Chi phí phẫu thuật não úng thủy bằng nội soi là 3 đến 4 triệu đồng tùy thuộc theo từng bệnh viện.
Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp nào để ngăn ngừa chứng tràn dịch não dù bệnh não úng thủy có thể được phát hiện khá sớm, ngay khi bé còn trong bụng mẹ. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm cách phòng ngừa và điều trị căn bệnh này. Để giảm thiểu nguy cơ bé sinh ra bị não úng thủy, mẹ nên tham khảo các biện pháp sau để chủ động phòng ngừa:
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bố mẹ biết được chi phí phẫu thuật não úng thủy là bao nhiêu và những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh. Nếu được phát hiện sớm và chữa lành, trẻ sẽ có cuộc sống sinh hoạt giống như những đứa bé bình thường khác. Do đó, bố mẹ hãy lưu ý những bất thường xảy ra với con yêu để không bỏ lỡ “thời gian vàng” điều trị bệnh nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.