Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Chỉ số AST là gì? Có quan trọng không?

Ngày 18/01/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mỗi xét nghiệm lại cần đến một chỉ số riêng. Trong đó, chỉ số AST đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các xét nghiệm sức khỏe của gan, tim và thận. Vậy chỉ số AST là gì?

Ngày nay, tỷ lệ người mắc các bệnh lý về gan đang tăng lên nhanh chóng. Để xác định được những bệnh lý này, các bác sĩ phải nhờ đến các xét nghiệm tổn thương gan. Lúc này, AST chính là chỉ số phản ánh sự suy giảm chức năng gan. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn thắc mắc chỉ số AST là gì? Có vai trò gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về kiến thức này qua bài viết dưới đây nhé! 

Chỉ số AST là gì? 

Mật gan là chất đặc biệt có tác dụng để tiêu hóa thức ăn, loại bỏ các chất độc hại ra khỏi máu và sản xuất protein để làm đông máu. Tất cả các quá trình này đều cần đến một lượng nhỏ AST. Tuy nhiên, khi tế bào gan bị tổn thương, lượng AST đã tăng lên đột biến. 

Vậy chỉ số AST là gì? Chỉ số AST chính là xét nghiệm được dùng để đánh giá những tổn thương ở gan. Ngoài gan, AST cũng được tìm thấy nhiều trong gan, thận, tim, cơ xương, não, tụy, phổi, bạch cầu và hồng cầu. Do đó, chỉ số AST còn phản ánh được cả các bệnh lý liên quan đến các cơ quan trên nên thường được dùng để bác sĩ theo dõi quá trình điều trị bệnh. 

Chỉ số AST là gì? Có quan trọng không? 1 Chỉ số AST là gì là thắc mắc của nhiều người

Xét nghiệm AST có tác dụng gì? 

Xét nghiệm AST không đơn giản chỉ là số liệu cho biết nồng độ AST trong máu mà nó còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm có liên quan đến lá gan. Chỉ cần có sự chênh lệch nhỏ về chỉ số AST (chỉ số men gan tăng < 200UI/L), các bác sĩ cũng có thể xác định được bệnh nhân đang gặp một số vấn đề như: 

  • Viêm gan mãn tính; 
  • Xơ gan, sẹo gan hoặc bệnh nhân có tiền sử từng mắc các bệnh về gan;
  • Tắc nghẽn ống mật; 

Trong trường hợp men gan tăng lên đột ngột ở mức rất cao, hơn 200UI/L, thậm chí là hơn 1000UI/L, chắc chắn bệnh nhân đã mắc phải các bệnh lý sau: 

  • Viêm gan siêu vi cấp tính; 
  • Các tổn thương gan xuất hiện do tiếp xúc lâu ngày với khói thuốc, hóa chất độc hại hoặc sử dụng các loại thuốc điều trị có nhiều tác dụng phụ trong thời gian dài;
  • Suy gan, sốc gan; 
  • Trụy mạch lâu. 
Chỉ số AST là gì? Có quan trọng không? 2 Xét nghiệm AST có vai trò vô cùng quan trọng trong chẩn đoán các bệnh về gan 

Nguyên nhân khiến chỉ số AST tăng

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho chỉ số AST tăng cao. Chúng tôi đã tổng hợp một số nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét nghiệm, đó là: 

Viêm gan virus 

Viêm gan virus có thể rất nhiều chủng loại khác nhau, như: Viêm gan A, B, C, D, E, đây đều là những tình trạng gan bị tổn thương nghiêm trọng. Từ đó, nồng độ AST tăng lên đột ngột. 

Theo kết quả xét nghiệm, nếu chỉ số AST tăng lên dưới 2 lần thì bệnh lý vẫn ở mức nhẹ, người bệnh vẫn có thể điều trị dứt điểm trong thời gian ngắn. Nếu mức tăng nằm trong khoảng từ 2 - 5 lần thì tỷ lệ tổn thương gan là rất lớn. Người ta cũng từng ghi nhận mức tổn thương gan tối đa thì lượng AST trong máu đã đạt đến 5000UI/L. 

Suy gan cấp và sốc gan 

Hai căn bệnh suy gan cấp và sốc gan cũng là nguyên nhân khiến cho nồng độ AST trong gan tăng lên hàng chục lần. 

Lạm dụng rượu bia 

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định về ảnh hưởng tiêu cực của rượu bia đến sức khỏe gan, thận. Sử dụng rượu bia kéo dài khiến gan phải tiếp nhận mức độc tố lớn, gan bị quá tải, thậm chí còn bị bào mòn. Lúc này, nồng độ AST có thể tăng lên từ 2 - 10 lần so với nồng độ được đo lường ở lá gan khỏe mạnh. 

Chỉ số AST là gì? Có quan trọng không? 3 Lạm dụng rượu, bia có thể làm tăng chỉ số AST 

Sử dụng thuốc 

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh đi kèm với nhiều tác dụng phụ. Trong đó, phổ biến nhất là tạo áp lực lên lá gan. Điều này cũng góp phần vào việc làm suy giảm chức năng chuyển hóa của gan, gây ngộ độc gan. Từ đó, gây viêm gan cấp tính. 

Khi nào cần xét nghiệm AST? 

Sau khi đã biết chỉ số AST là gì, chúng ta cũng cần phải tìm hiểu khi nào thì cần xét nghiệm AST. Dựa vào thăm khám và phát hiện ra một số các dấu hiệu bất thường sau, các bác sĩ sẽ ngay lập tức yêu cầu bệnh nhân làm xét nghiệm tổn thương gan để chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Cụ thể: 

  • Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy buồn nôn và nôn; 
  • Bụng căng cứng, sưng, đau tức hạ sườn phải; 
  • Vàng móng, vàng mắt, vàng da, đặc biệt là da ở lòng bàn tay; 
  • Chán ăn, ăn không ngon; 
  • Thường xuyên gặp phải vấn đề tức bụng, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày,...
  • Da nổi mẩn ngứa;
  • Phân có màu vàng nhạt, nước tiểu có màu vàng đậm. 
Chỉ số AST là gì? Có quan trọng không? 4 Bạn nên kiểm tra AST khi thường xuyên mắc các bệnh về tiêu hóa 

Chắc hẳn qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ chỉ số AST là gì. Để chẩn đoán chính xác bệnh lý mà bạn đang gặp phải, các bác sĩ cũng cần làm thêm một số xét nghiệm loại trừ khác. Tuy nhiên, bạn cũng nên chủ động xây dựng lối sống lành mạnh để lá gan nói riêng và các cơ quan khác nói chung được khỏe mạnh, bạn nhé! 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Medlatec

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm