Long Châu

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?

Ngày 29/08/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đường huyết là một chỉ số quan trọng cần theo dõi của cơ thể, dùng để biểu hiện hàm lượng đường glucose có trong máu. Mặc dù tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến đường huyết của người Việt Nam luôn ở mức cao nhưng không phải ai cũng nắm rõ các thông tin về chỉ số này.

Chỉ số đường huyết có liên quan đến nhiều tình trạng và vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo dõi chỉ số đường huyết đều đặn sẽ giúp con người phòng và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Vậy chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?

Đường (glucose máu) là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, là nguyên liệu không thể thiếu cho sự hoạt động của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh. Chỉ số đường huyết (GI) là giá trị thể hiện nồng độ glucose trong máu theo đơn vị mmol/l hoặc mg/l.

Nồng độ glucose máu sẽ thay đổi liên tục trong ngày, liên quan phần lớn đến các bữa ăn của bạn. Với người trường thành khỏe mạnh, chỉ số đường máu sẽ dao động trong khoảng 70-100mg/ dL (tương đương 4.0- 5.6 mmol/L). Tuy nhiên, sau bữa ăn, chỉ số này có thể tăng lên đến 140 mg/L tùy thuộc vào hàm lượng đường có trong thực phẩm mà bạn sử dụng. 

Đường huyết cao hay thấp hơn ngưỡng trung bình trong thời gian dài đều tiềm tàng nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, bạn cần phải thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết để kịp thời phát hiện và điều trị. 

Que thử đường huyết FaCare (Model: FCM168) là phụ kiện dùng để lấy máu phục vụ cho việc đo đường huyết, sản phẩm kèm theo máy và được sử dụng một lần, nên số lượng kim lấy máu sẽ tương đương với số lượng que thử. Phạm vi đo rộng (10 -800 mg/L), mẫu máu cần lấy rất nhỏ, cách thực hiện lại đơn giản, nhanh chóng, kết quả được hiển thị đồng thời trên màn hình máy đo và ứng dụng FaCare, sản phẩm rất tiện lợi cho người dùng theo dõi chỉ số đường huyết của mình một cách thường xuyên.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm? 1

Que thử đường huyết FaCare rất tiện lợi cho người dùng để theo dõi

Đường huyết cao có nguy hiểm không?

Chỉ số đường huyết được xem là cao nếu nồng độ glucose máu cao hơn 126mg/dL khi đói hoặc 180 mg/dL sau 1-2 giờ ăn. Hiện tượng đường huyết cao có thể là xuất phát từ một số nguyên nhân cấp tính như:

  • Tiêu thụ quá nhiều carbohydrate.
  • Chấn thương, phẫu thuật.
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc như steroid hay thuốc lợi tiểu.
  • Tới kỳ kinh nguyệt làm các hormone trong cơ thể thay đổi nồng độ.
  • Mất nước.
  • Căng thẳng, stress khiến cơ thể sản sinh thêm nhiều hormone làm tăng nồng độ đường trong cơ thể.

Ngoài ra, chỉ số đường huyết cao cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng như béo phì, hội chứng buồng trứng đa nang, hội chứng Cushing, nhiễm trùng phổi hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tuy nhiên, nói tới tình trạng đường huyết tăng cao, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến căn bệnh mạn tính nguy hiểm là đái tháo đường. Người bị đái tháo đường thường có mức đường huyết cao hơn 126 mg/dL khi đói và 200 mg/dL sau 1-2 giờ ăn.

Thông thường, đường huyết tăng cao sẽ không có biểu hiện rõ rệt cho đến khi đạt mức 180-200 mg/dL. Lúc này, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng như: Đi tiểu nhiều lần, khát, mắt nhìn mờ, người mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, cơ thể dễ bị nhiễm trùng.

Bệnh đái tháo đường tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng bạn vẫn có thể kiểm soát tốt các triệu chứng. Nếu để lâu không chữa trị hoặc không điều chỉnh chế độ sinh hoạt sao cho thích hợp, bệnh sẽ trở nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm? 2

Chỉ số đường huyết là cao nếu nồng độ glucose máu hơn 126mg/dL khi đói

Hạ đường huyết có nguy hiểm không?

Không chỉ đường huyết tăng cao mới gây nguy hiểm cho sức khỏe, nếu chỉ số này sụt giảm quá mạnh cũng gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho người bệnh. Người được xem là có nguy cơ hạ đường huyết khi nồng độ đường trong máu khi đói nằm dưới mức 70mg/ dL (3.9 mmol/L). 

Tình trạng này hay xảy ra ở những bệnh nhân đái tháo đường ăn chay, không bổ sung đủ lượng carbohydrate, tăng cường vận động, sử dụng quá nhiều rượu bia hoặc lạm dụng thuốc trị đái tháo đường quá mức. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác tuy không phổ biến nhưng cũng có thể làm hạ chỉ số đường huyết là:

  • U tụy nội tiết làm tăng cường sản xuất insulin (hormone chuyển hóa glucose).
  • Suy giảm nồng độ hormone tăng trưởng, hormone tuyến giáp hay cortisol.
  • Suy tim, suy gan, suy thận nặng.
  • Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày.
  • Nhiễm trùng máu.
  • Tác dụng phụ của thuốc tim mạch hoặc kháng sinh.

Chỉ số đường huyết giảm nhẹ có thể làm bạn cảm thấy rất đói, cả người run rẩy, buồn nôn, tâm trạng bồn chồn lo lắng, tim đập nhanh và vã nhiều mồ hôi. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, tình trạng hạ đường huyết nhẹ sẽ trở nên nghiêm trọng, khiến bệnh nhân bất tỉnh, có giật, hôn mê hoặc thậm chí là tử vong. Khi mức đường huyết ở dưới 40 mg/ dL, hãy lập tức đến các cơ sở y tế để tránh các tình huống nguy hiểm.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm? 3

Hạ đường huyết làm bệnh nhân mệt mỏi, buồn nôn

Chỉ số đường huyết dù giảm hay tăng đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng. Do vậy, hãy thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết của bản thân tại nhà để kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị thích hợp, tránh cho tình trạng này kéo dài để bảo vệ sức khỏe chính mình bạn nhé!

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm