Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chỉ số Hb1Ac: Ý nghĩa trong chẩn đoán và theo dõi bệnh tiểu đường

Ngày 14/01/2023
Kích thước chữ

Nếu bạn nghi ngờ mắc tiểu đường hoặc mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm và theo dõi chỉ số HbA1c. Vậy chỉ số này có ý nghĩa gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Tỷ lệ bệnh nhân ngày càng gia tăng trên cả thế giới và Việt Nam. Đây là một rối loạn chuyển hoá mà người bệnh cần sống cùng bệnh, kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Trong đó chỉ số HbA1c là một công cụ hữu ích để bác sĩ chẩn đoán, tầm soát và giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh tiểu đường.

Chỉ số HbA1c là gì?

Chỉ số HbA1c (hay còn gọi là hemoglobin glycated) là một loại hemoglobin đặc biệt được gắn kết với đường.

Trong tế bào hồng cầu có 3 loại hemoglobin là HbA1, HbA2 và HbF. Trong đó, HbA1 chiếm đến 97% hồng cầu. Trong HbA1 lại được chia thành HbA1a, HbA1b và HbA1c và HbA1c chính là loại tế bào hồng cầu liên kết với đường trong máu.

Các tế bào hồng cầu sẽ liên kết với glucose liên tục trong vòng đời của mình nhờ sự xúc tác của các enzyme trong cơ thể. Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu tăng cao kéo dài, các hemoglobin này sẽ bị glycosyl hóa mà không cần đến enzyme trong cơ thể.

Chính vì thế HbA1c tăng cao cũng là một chỉ dấu hữu hiệu cho thấy glucose máu tăng cao. Khi bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm HbA1c, bản chất là chỉ định nồng độ phần trăm hemoglobin bị glycosyl trong tổng số hemoglobin. Từ đó đánh giá được nồng độ glucose trong máu trong khoảng thời gian 3 - 4 tháng trước đó. Bởi các tế bào hồng cầu có chu kỳ sống 3 - 4 tháng do đó HbA1c cũng đi theo chu kỳ này.

chỉ số hba1c 2

HbA1c là một loại hemoglobin đặc biệt, gắn với đường trong máu

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm HbA1c?

Xét nghiệm HbA1c có thể được chỉ định trong khi kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhằm tầm soát bệnh tiểu đường (hoặc tiền tiểu đường) vì bệnh nhân có các biểu hiện như:

  • Tiểu nhiều;
  • Uống nhiều;
  • Khát nhiều;
  • Sụt cân;
  • Nhiễm trùng lâu lành;
  • Mờ mắt.

Ngoài ra, xét nghiệm HbA1c cũng được chỉ định ở những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao như:

  • Người thừa cân, béo phì;
  • Người ít vận động thể chất;
  • Người có gia đình tiền sử bị tiểu đường;
  • Người có rối loạn chuyển hoá các chất như mỡ máu cao;
  • Người bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch hoặc có tiền sử bệnh tim mạch.

Đối với người bệnh tiểu đường, tuỳ vào tiểu đường tuýp 1 hay 2 và khả năng kiểm soát đường huyết mà bác sĩ có thể chỉ định kiểm tra HbA1c trong từng thời điểm khác nhau, nhưng chủ yếu là khoảng 3 tháng một lần. Dựa trên kết quả này, bác sĩ có thể tiến hành điều chỉnh lộ trình điều trị, nhằm quản lý bạn hiệu quả hơn, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm trên thần kinh và tim mạch.

Quy trình thực hiện xét nghiệm HbA1c

Xét nghiệm HbA1c là một xét nghiệm máu và bạn không cần quá lo lắng trước khi kiểm tra. Y tá hoặc điều dưỡng sẽ tiến hành lấy máu tĩnh mạch trên cánh tay của bạn và cho vào ống nghiệm để tiến hành phân tích. Quá trình lấy máu này chỉ mất khoảng 5 phút và bạn có thể có cảm giác đau nhẹ hay ngứa ở vị trí ghim kim tiêm.

Xét nghiệm HbA1c không cần phải nhịn ăn và có thể được thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, bên cạnh chỉ số HbA1c bác sĩ còn có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm đường ngẫu nhiên, xét nghiệm đường huyết lúc đói hay nghiệm pháp glucose kèm theo. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến trực tiếp từ bác sĩ để biết những điều cần làm trước và trong khi xét nghiệm nhé!

chỉ số hba1c 1

Chỉ số HbA1c sẽ được định lượng thông qua xét nghiệm máu thông thường

Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm HbA1c

Sau khi lấy máu và tiến hành phân tích, kết quả đánh giá chỉ số HbA1c sẽ được phân thành ba cấp độ như sau:

Đây là mức HbA1c khuyến cáo chung nhưng cần được cá nhân hoá tuỳ thuộc vào loại tiểu đường bạn mắc phải và các điều kiện sức khỏe đặc trưng khác như người già, phụ nữ mang thai,...

HbA1c tăng cao kéo dài không được kiểm soát có nguy cơ gây nên những rối loạn chuyển hóa nguy hiểm khác cho sức khỏe.

Ý nghĩa của chỉ số HbA1c bất thường và cách để kiểm soát

HbA1c tăng cao có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các trường hợp:

  • Nồng độ glucose máu tăng cao, vượt quá mức bình thường.
  • Bệnh nhân tiểu đường kiểm soát bệnh kém.
  • Ngộ độc chì.
  • Thiếu máu thiếu sắt.
  • Người nghiện rượu.
  • Bệnh suy thận mạn.

Ngược lại, HbA1c cũng có thể giảm thấp trong các trường hợp:

  • Thiếu máu mãn tính.
  • Những bệnh lý dẫn đến rút ngắn chu kỳ sống của tế bào máu như bệnh hồng cầu hình liềm, thiếu máu tán huyết, thalassemia.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Người mới truyền máu, phẫu thuật cắt lách hoặc sử dụng một lượng lớn vitamin C và E.

chỉ số hba1c 3

Kiểm soát đường huyết tốt là khi chỉ số HbA1c nằm trong mức mục tiêu điều trị

Bệnh nhân nên làm gì để kiểm soát chỉ số HbA1c tốt hơn?

Bên cạnh việc thường xuyên kiểm tra các chỉ số đường huyết để kiểm soát chúng hiệu quả hơn thì bệnh nhân tiểu đường cũng cần lưu ý:

  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh và hợp lý: Chọn các loại thực phẩm từ ngũ cốc nguyên chất thay vì tinh bột, ví dụ như dùng gạo lứt thay cho gạo trắng. Kết hợp nhiều loại rau củ quả tươi đặc biệt là các loại rau xanh, rau không tinh bột trong bữa ăn. Ăn thịt nạc, giàu protein và ăn cá để bổ sung chất béo tốt,...
  • Thường xuyên vận động, tăng cường luyện tập thể dục thể thao: Theo khuyến cáo chung mỗi người trưởng thành nên tập luyện ít nhất 150 phút/tuần để có được cơ thể dẻo dai và tăng cường sức khỏe toàn diện. Đi bộ, tập yoga, đạp xe,... là những hoạt động thể chất đơn giản mà bạn có thể thử tập luyện, để hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản mà bạn cần biết về chỉ số HbA1c. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn an tâm hơn khi được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm HbA1c nhé!

Quỳnh Vi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin