Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chỉ số LDL-C được biết đến là một trong những loại mỡ máu xấu. Chỉ số này còn có liên hệ mật thiết với các bệnh về tim mạch. Nó phản ánh tình trạng sức khỏe và nguy cơ mắc bệnh của bạn. Vậy chỉ số LDL-C cao do đâu và ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Chỉ số LDL-C ở mức cao có thể gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim… Tuy nhiên nhiều người không biết chỉ số này là gì, nguyên nhân gì khiến cho chỉ số này tăng cao và cần làm gì để chỉ số LDL-C có thể ở mức tối ưu? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu về chỉ số LDL-C trong bài viết dưới đây nhé!
Chỉ số LDL-C hay cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) là loại mỡ máu phổ biến nhất có trong thành phần máu. Chỉ số này thường được coi là 1 loại cholesterol xấu cùng với HDL-C là loại cholesterol tốt. Hai chỉ số này là thành phần chung cấu tạo nên lượng cholesterol của cơ thể. Hạt LDL được cấu tạo bởi một lớp áo lipoprotein và một trung tâm cholesterol. Chỉ số LDL-C được protein vận chuyển và chúng kết hợp với các chất khác tích tụ trên thành động mạch. Dù là cholesterol xấu nhưng LDL-C vẫn là thành phần quan trọng cho sức khỏe. LDL-C giúp cơ thể sản xuất tế bào và hormone, đặc biệt hơn chúng còn là thành phần quan trọng giúp cơ thể bảo vệ các dây thần kinh.
Định lượng LDL-C là xét nghiệm đánh giá hàm lượng cholesterol trong máu. Chỉ số này giúp phát hiện sớm, phòng ngừa, điều trị các bệnh lý có thể xảy ra như nhồi máu cơ tim, bệnh lý về mạch vành, đột quỵ… Giá trị LDL-C được tính bằng số miligam của LDL trên mỗi decilit máu. Một người bình thường có chỉ số LDL-C dưới 130 mg/dL.
Cholesterol nắm giữ vai trò quan trọng trong cơ thể. Cholesterol giúp cơ thể sản sinh các hormone, tạo vitamin D, là thành phần cấu trúc của tế bào, giúp hệ miễn dịch hoạt động đúng chức năng…
Tuy nhiên, việc dư thừa LDL làm cho các mảng cholesterol này tích tụ trên động mạch gây xơ vữa mạch máu và làm giảm lưu lượng máu. Khi lưu lượng máu giảm gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim và làm cho lượng oxy giảm từ đó gây ra các bệnh lý về tim mạch nghiêm trọng.
Định lượng LDL-C còn phụ thuộc vào độ tuổi và các yếu tố nguy, cần có sự chỉ định và khuyến cáo của bác sĩ. Gia đình có bố mẹ, anh chị em mỡ máu cao hay các bệnh về tim mạch, đột quỵ… nên làm định lượng LDL-C hơn các bệnh nhân có tiền sử gia đình không có bệnh lý này. Hay các bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp hay béo phì, khi thăm khám sức khỏe hay kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng được bác sĩ lưu ý chỉ số LDL-C.
Chỉ số LDL-C tăng cao là do các yếu tố:
Chế độ ăn: Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến mức LDL trong cơ thể, Chất béo bão hòa và cholesterol trong thức ăn làm yếu tố chính gây tăng cholesterol máu. Các thực phẩm giàu chất béo bão hoà như mỡ động vật, thịt cừu, thịt bò, bơ, sữa giàu chất béo, dầu cọ…
Cân nặng: Thừa cân cũng là yếu tố chính làm cho chỉ số LDL-C tăng cao. Thừa cân béo phì có xu hướng tăng LDL (chất béo xấu) và giảm HDL (chất béo tốt) cùng với đó là sự tăng cholesterol toàn phần. Để đánh giá tình trạng cân nặng của cơ thể có thể dùng thước đo tiêu chuẩn BMI. Để tính BMI ta lấy cân nặng (kilogam) chia cho chiều cao bình phương (mét). BMI của người bình thường dao động từ 18.5 đến 25. Nếu BMI của bạn trên 25 thì bạn đang thừa cân và béo phì khi BMI trên 30.
Hoạt động thể chất: Việc ít hoạt động thể chất có thể gây tăng cân và làm cho lượng LDL-C trong máu tăng. Việc hoạt động thể chất phòng ngừa nguy cơ các bệnh lý về thừa cân béo phì. Mỗi ngày bạn nên vận động ít nhất từ 30 - 45 phút để ngăn ngừa các nguy cơ bệnh lý về thừa cân.
Các chất kích thích: Một số chất kích thích như thuốc lá, rượu bia gây giảm HDL và tăng LDL. Trong khi đó, HDL là thành phần chính đẩy LDL ra khỏi thành mạch. Việc hút nhiều thuốc hay uống quá nhiều rượu bia cũng là nguy cơ lớn gây mức cholesterol tăng cao trong máu.
Tuổi và giới tính: Tuổi càng cao lượng LDL trong máu càng cao. Trước thời kỳ mãn kinh thì lượng LDL của nữ giới thường thấp hơn so với nam giới cùng độ tuổi. Ở thời kỳ hậu mãn kinh, lượng LDL của nữ giới có xu hướng tăng và thường cao hơn so với nam giới cùng tuổi.
Di truyền: Các yếu tố di truyền cũng góp phần quyết định hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Việc chỉ số LDL-C cao cũng có thể di truyền từ đời này sang đời khác.
Thuốc: Một số thuốc kê đơn cũng làm tăng lượng LDL-C như steroid, thuốc huyết áp, thuốc kháng virus, thuốc ức chế miễn dịch…
Các tình trạng sức khỏe khác: Bệnh thận mạn, đái tháo đường, một số bệnh về gan, các vấn vấn đề về tuyến giáp… cũng có thể làm cho lượng cholesterol tăng cao.
Để chỉ số LDL-C tối ưu và duy trì được nó không phải là điều dễ dàng. Nó đòi hỏi một sự kiên trì để thực hiện một lối sống lành mạnh và chế độ ăn cũng như tập luyện một cách hợp lý. Lượng cholesterol tăng theo tuổi tác nên thực hiện lối sống lành mạnh càng sớm càng có kết quả tốt.
Nếu bạn có chỉ số LDL-C tăng cao, người nhà có tiền sử tim mạch, đột quỵ, cholesterol máu cao hay có các yếu tố nguy cơ hãy đến gặp bác sĩ để có thể được chẩn đoán, tư vấn và điều trị kịp thời. Nhà Thuốc Long Châu hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc thông tin hữu ích về chỉ số LDL-C trong máu. Chúc bạn đọc luôn giữ được một lối sống lành mạnh và cơ thể khỏe mạnh.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.