Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chỉ số MCV là gì? Có ý nghĩa như thế nào?

Ngày 18/01/2023
Kích thước chữ

Không chỉ có bác sĩ, việc người bệnh hiểu rõ về bệnh lý của mình sẽ góp phần rất lớn trong việc rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Để làm được điều này, bạn cần hiểu chỉ số MCV là gì? Có ý nghĩa như thế nào?

Khi làm bất cứ xét nghiệm nào, người bệnh cũng nên tìm hiểu về những chỉ số có trong bảng báo cáo để hiểu hơn về bệnh lý của mình, cách cải thiện và cách phòng tránh. Vì vậy, có rất nhiều người băn khoăn về chỉ số MCV. “Chỉ số MCV là gì? Chỉ số MCV có ý nghĩa như thế nào?” chính là câu hỏi mà chúng tôi nhận được nhiều nhất. Bài viết dưới đây chính là câu trả lời chi tiết nhất giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên. 

Xét nghiệm huyết học là gì? 

Trước khi trả lời câu hỏi: “Chỉ số MCV là gì?”, chúng ta cùng tìm hiểu qua về phương pháp xét nghiệm máu.

Xét nghiệm máu hay còn được hiểu là xét nghiệm công thức máu. Đây là kỹ thuật chuyên biệt trong y khoa, dùng để phân tích, kiểm tra các đặc điểm về hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, hematocrit, hemoglobin,... của mỗi người bệnh. Phương pháp này đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các trường hợp thăm khám, vì nó mang lại nhiều lợi ích khác nhau: 

  • Đánh giá sức khỏe tổng quát: Bất cứ bệnh nhân nào thăm khám định kỳ hay thăm khám các bệnh lý bất kỳ đều được yêu cầu xét nghiệm máu để đánh giá sức khỏe chung.
  • Chẩn đoán bệnh: Mạch máu được lưu thông khắp cơ thể, đi qua từng cơ quan nên chỉ cần nhìn vào những dấu hiệu bất thường trong máu huyết, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán được bệnh tật. 
  • Theo dõi bệnh lý: Như đã nói ở trên, bất cứ thay đổi nào dù là nhỏ nhất ở cơ thể người đều được biểu hiện qua công thức máu. Để theo dõi bệnh lý tiến triển nghiêm trọng hơn hay đã được cải thiện, các bác sĩ sẽ so sánh số lượng tế bào máu của lần xét nghiệm hiện tại với lần xét nghiệm trước. 
  • Theo dõi quá trình điều trị: Xét nghiệm máu giúp bác sĩ theo dõi các ảnh hưởng của thuốc đối với bệnh lý nói riêng và sức khỏe của người bệnh nói chung. 

Chỉ số MCV là gì? 

Trong bất cứ kết quả xét nghiệm huyết học nào, bạn cũng có thể tìm thấy chỉ số MCV. Vậy chỉ số MCV là gì? Hiểu theo cách đơn giản, chỉ số này là công thức để tính toán thể tích trung bình của tế bào hồng cầu trong máu. 

Chỉ số MCV là gì? Có ý nghĩa như thế nào? 1 Chỉ số MCV là gì không phải bệnh nhân nào cũng hiểu rõ

Hồng cầu là các tế bào mang sắc tố màu đỏ, chiếm đa số trong các thành phần cấu tạo nên máu. Hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các mô và hỗ trợ các mô, các tế bào khác đào thải CO2 qua phổi. Lượng hồng cầu nhiều hay ít có thể chứng tỏ cơ thể bị thiếu máu hoặc các cơ quan bị tổn thương gây suy giảm chức năng.

Ngoài ra, hồng cầu có kích cỡ quá to hoặc quá nhỏ cũng được xem là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý rối loạn máu hoặc thiếu máu, thiếu vitamin,... 

Chỉ số MCV có ý nghĩa như thế nào? 

Chỉ số MCV được tính bằng đơn vị femtoliter/lít. Chỉ số MCV bình thường sẽ nằm ở mức 80 - 100 femtoliter/lít. Sự khác nhau về số lượng hồng cầu ở mỗi người được xác định bằng chỉ số MCV thấp hoặc cao như sau: 

MCV cao

MCV chỉ được tính là ở mức cao nếu chỉ số này lớn hơn <100fl. Lúc này, các tế bào hồng cầu đang bị phì đại. Chỉ số càng cao thì mức độ phì đại càng lớn, tương đương với việc cơ thể bị thiếu B12 hoặc axit folic nghiêm trọng. 

MCV thấp 

Nếu nhận thấy MCV của bản thân ở mức dưới 80fl, thì chỉ số này đang ở mức thấp so với MCV bình thường. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng chủ yếu là do ảnh hưởng của hội chứng thalassemia, tức là bệnh tan máu bẩm sinh, bệnh hemoglobin hoặc do thiếu sắt. 

Chỉ số MCV là gì? Có ý nghĩa như thế nào? 2 MCV thấp cho thấy người bệnh đang bị thiếu máu

Một số trường hợp người bệnh có chỉ số MCV thấp còn bắt nguồn từ các bệnh mãn tính, cơ thể tiếp xúc lâu ngày với các hóa chất độc hại dẫn đến ngộ độc chì và suy thận. 

Người có MCV thấp thường mắc phải các bệnh lý nguy hiểm hơn so với MCV cao. Tuy nhiên, nếu bà bầu bị MCV thấp, chị em chỉ cần bổ sung thêm sắt theo chỉ định của bác sĩ. 

Khi nào cần xét nghiệm huyết học? 

Cũng giống như những phương pháp chẩn đoán khác, xét nghiệm huyết học chỉ được thực hiện khi có sự chỉ định của bác sĩ. Đây là lúc bác sĩ nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở cơ thể người bệnh như: 

  • Cơ thể bầm tím hoặc xuất huyết dưới da; 
  • Tay chân lạnh, cơ thể mệt mỏi;
  • Chán ăn; thường xuyên buồn bã, bốc hỏa; 
  • Da nhợt nhạt. 

Lúc này, xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ kiểm tra sự thay đổi của tế bào hồng cầu, chẩn đoán và theo dõi rối loạn máu,... Từ đó, loại bỏ nguy cơ bệnh tật và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân. 

Chỉ số MCV là gì? Có ý nghĩa như thế nào? 3 Khi thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, bạn nên thăm khám chỉ số MCV để kiểm tra sức khỏe 

Tóm lại, chỉ số MCV là gì? Chỉ số MCV là căn cứ quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Để hiểu được chỉ số MCV là không quá khó nên nó sẽ cung cấp thêm cho bạn kiến thức để phòng ngừa và cải thiện tình trạng bệnh được hiệu quả hơn. 

Thu Trang

Nguồn tham khảo: Medlatec

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin