Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tùy từng loại vắc xin uốn và tùy từng đối tượng tiêm, lịch tiêm và liều tiêm được quy định khác nhau. Chúng ta cần tiêm đủ mũi để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Vậy chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không?
Uốn ván là bệnh gây ra bởi độc tố của vi khuẩn uốn ván có tên là Clostridium tetani gây ra. Loại vi khuẩn này phát triển trong điều kiện yếm khí và đặc trưng bởi những cơn co cứng cơ kèm cảm giác đau ở các mức độ khác nhau. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Đây là lý do mỗi người trong chúng ta nên chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh. Nhưng liệu chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không?
Trước khi giải đáp tiêm uốn ván 1 mũi có được không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu việc tiêm phòng uốn ván quan trọng thế nào. Việc tiêm phòng uốn ván là cần thiết đối với bất cứ ai trong chúng ta, không phân biệt lớn nhỏ. Lý do là:
Uốn ván là bệnh cấp tính nguy hiểm, bệnh ập đến bất ngờ, gây triệu chứng nặng và diễn tiến nhanh chóng. Vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani sinh ra một độc tố cực mạnh có tên là tetanospasmin. Sau khi người bệnh bị thương và bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết thương, các triệu chứng bệnh sẽ khởi phát trong vòng 3 ngày đến 3 tuần.
Triệu chứng đầu tiên của bệnh uốn ván có thể là cứng hàm, sau đó là cơ cứng các cơ toàn thân, co giật toàn thân. Cuối cùng, vi khuẩn uốn ván khiến người bệnh tử vong vì suy hô hấp, ngừng tim, rối loạn thần kinh thực vật. Tỷ lệ tử vong ở những người mắc uốn ván từ 25 - 90%. Trẻ em và người lớn tuổi là đối tượng có nguy cơ tử vong cao nhất.
Thông tin về việc tiêm phòng uốn ván nói chung và chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không nói riêng được nhiều người quan tâm vì đây cũng là bệnh dễ lây nhiễm. Vi khuẩn uốn ván tồn tại nhiều trong môi trường đất, chúng kháng hầu hết các loại thuốc sát trùng, chịu nhiệt tốt và có thể tồn tại trong môi trường 40 năm.
Vi khuẩn uốn ván lây truyền qua các vết thương bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập. Vết thương bị nhiễm trùng uốn ván có thể là vết thương nghiêm trọng hoặc vết thương nhỏ. Nhưng thống kê cho thấy những ca mắc uốn ván từ vết thương nhỏ có xu hướng gia tăng do người bệnh chủ quan hoặc không xử lý vết thương đúng cách.
Việc tiêm phòng uốn ván thực sự cần thiết vì mọi đối tượng đều có nguy cơ nhiễm bệnh. Do vắc-xin uốn ván không tạo ra miễn dịch bền vững suốt đời. Theo thống kê, nam giới trong độ tuổi trung niên hiện đang là đối tượng mắc uốn ván nhiều hơn cả. Lý do là bởi họ thường xuyên phải làm những công việc có nguy cơ cao và đây cũng là nhóm đối tượng ít được chích uốn ván nhất.
Với những nhóm đối tượng sau nên tiêm phòng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh uốn ván:
Quay trở lại với câu hỏi chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không, theo các chuyên gia, không có câu trả lời có hoặc không chính xác trong trường hợp này. Tuy nhiên, bác sĩ khuyên chúng ta nên tiêm đủ mũi vắc xin theo hướng dẫn từ nhà sản xuất của từng loại. Không nên tiêm uốn ván 1 mũi vì chỉ khi tiêm đủ mũi, hiệu quả bảo vệ mới đạt mức cao nhất.
Việc tiêm đầy đủ các mũi uốn ván có thể mang đến hiệu quả bảo vệ cao đến hơn 95% cho con người. Nếu chỉ tiêm một mũi, cơ thể vẫn có thể tạo ra miễn dịch. Nhưng miễn dịch được tạo ra từ mũi tiêm đầu tiên thường chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn nhất định. Lúc này, nguy cơ mắc uốn ván vẫn cao. Để có thể tạo miễn dịch suốt đời, các chuyên gia khuyến cáo chúng ta không những cần tiêm đủ số mũi mà còn nên tiêm nhắc lại sau 5 - 10 năm.
Vậy cần tiêm bao nhiêu mũi vắc xin uốn ván và lịch tiêm thế nào phụ thuộc vào từng đối tượng và từng loại vắc xin. Bạn có thể tham khảo lịch tiêm phòng uốn ván như dưới đây:
Nhóm đối tượng này cần tiêm vắc xin uốn ván đủ 4 lần tiêm với 5 mũi tiêm gồm:
Tiêm đủ 5 mũi vắc xin kể trên, cơ thể đã có thể sinh đủ kháng thể để phòng bệnh trong khoảng thời gian 5 năm.
Nhóm đối tượng có nguy cơ cao cần tiêm uốn ván dự phòng như người làm nông, công nhân xây dựng,... Loại vắc xin phù hợp với họ là vắc xin VAT với lịch tiêm mũi thứ nhất sớm nhất có thể. Mũi thứ 2 tiêm cách mũi đầu 30 ngày. Mũi thứ 3 tiêm cách mũi 2 từ nửa năm đến 1 năm. Mũi 4 tiêm cách mũi 1 khoảng 5 năm và mũi 5 tiêm cách mũi 1 khoảng 10 năm.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tiêm đủ 5 mũi vắc xin là có thể đảm bảo hiệu quả phòng bệnh lên đến 98 - 100% trong suốt độ tuổi sinh đẻ. Bà bầu tiêm uốn ván đủ 2 mũi là có thể bảo vệ mẹ và đảm bảo trẻ sơ sinh không bị uốn ván sau sinh. Để phòng bệnh suốt đời, thai phụ cần tiêm nhắc lại sau 5 - 10 năm.
Ngay sau khi biết việc tiêm đủ số mũi tiêm vắc xin uốn ván quan trọng thế nào, bạn có thể đến các cơ sở uy tín để tiêm uốn ván mũi thứ 2. Nếu tiêm mũi thứ 2 muộn hơn so với lịch chuẩn bạn cũng không cần quá lo lắng vì bên trong cơ thể đã có kháng thể. Nếu thấy cần thiết, bạn có thể thực hiện xét nghiệm kháng thể. Dựa vào kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ có lời khuyên phù hợp.
Riêng phụ nữ mang thai cần lưu ý không tiêm bù mũi vắc xin uốn ván khi đã gần đến ngày sinh. Việc này để đảm bảo thai nhi không bị ảnh hưởng bởi các thành phần của vắc xin vào khi chào đời.
Qua bài viết này, hy vọng giúp bạn có thêm thông tin về việc chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không. Uốn ván là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính cực nguy hiểm. Chủ động tiêm phòng đầy đủ không chỉ là cách mỗi chúng ta tự bảo vệ minh. Đây còn là cách để tạo miễn dịch cộng đồng hiệu quả. Hãy đến các địa chỉ uy tín để tiêm phòng uốn ván đầy đủ nhất bạn nhé!
Xem thêm một số loại vắc xin uốn ván:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.