Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?

Ngày 11/08/2023
Kích thước chữ

Bệnh uốn ván là bệnh nhiễm khuẩn có tốc độ diễn tiến nhanh chóng và tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, việc tiêm phòng là cách để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Liên quan đến việc tiêm phòng, nhiều người thắc mắc tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?

Một liệu trình tiêm phòng uốn ván thường gồm 2 mũi. Tuy nhiên, vì lý do nào đó có nhiều người tiêm uốn ván muộn ở mũi thứ 2. Điều này khiến họ không khỏi băn khoăn tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không? Có hiệu quả không? Nếu bạn cũng là một trong số đó, đây là bài viết bạn không nên bỏ qua!

Bệnh uốn ván là gì?

Bệnh uốn ván là một bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn. Đây là căn bệnh nguy hiểm bởi tỷ lệ tử vong rất cao (25 - 90% và có thể là trên 95% nếu ở trẻ em). Bệnh này thường xảy ra sau một tổn thương như da bị rách, bỏng, phẫu thuật, sảy thai, sinh nở, viêm tai giữa,... Căn bệnh này xuất hiện nhiều hơn ở các vùng nông thôn, ở những nơi không có chương trình tiêm chủng mở rộng. Đối tượng có tỷ lệ mắc cao nhất là trẻ sơ sinh và người trẻ tuổi.

Đặc trưng của bệnh uốn ván là tăng trương lực cơ và các cơn co cứng do tetanospasmin - một độc tố protein mạnh do trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani tiết ra. Trực khuẩn uốn ván phát triển trong vết thương và giải phóng ngoại độc tố vào máu. Theo dòng máu, độc tố sẽ tấn công vào các cơ, bản vận động thần kinh. Người bệnh khi đó sẽ bị co cứng cơ và xuất hiện cơn co giật. Bệnh nhân ủ bệnh trong từ 4 ngày đến 3 tuần sau đó tử vong do rối loạn thần kinh, suy hô hấp và ngừng tim. Đây là lý do nhiều người quan tâm đến thông tin tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không.

tiem-uon-van-mui-2-muon-co-sao-khong-0.jpg
Vi khuẩn uốn ván có thể tấn công từ vết thương nhỏ

Biến chứng bệnh uốn ván

Người mắc bệnh uốn ván ngay cả khi đã thoát khỏi cửa tử cũng có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như:

  • Người bệnh khi bị co thắt cơ hoặc co giật nặng hoàn toàn có thể bị gãy xương.
  • Một số khác hít vào dịch tiết của dạ dày sẽ chuyển biến chứng nhiễm trùng hô hấp. Dần dần nhiễm trùng sẽ phát triển thành viêm phổi.
  • Nếu bị co thắt thanh quản có thể dẫn đến khó thở, ngạt thở.
  • Nhiễm trùng lan đến não khiến người bệnh bị rối loạn thần kinh và gặp các biểu hiện như động kinh.
  • Bệnh uốn ván cũng có thể khiến mạch máu trong phổi bị tắc nghẽn. Khi bị thuyên tắc phổi, người bệnh cần uống thuốc chống đông máu và thở oxy.
  • Cơ bị co thắt nghiêm trọng sẽ khiến cơ xương bị phá hủy. Khi đó, protein sẽ bị rò rỉ vào nước tiểu dẫn đến suy thận cấp.

Tại sao cần tiêm uốn ván?

Trước khi giải đáp thắc mắc tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không, chúng ta cùng tìm hiểu tại sao cần tiêm uốn ván. Với câu hỏi tiêm uốn ván để làm gì, lời giải đáp của bác sĩ thường là:

  • Vi khuẩn uốn ván tồn tại trong nhiều môi trường xung quanh chúng ta từ đất cát, chất thải, nước thải, mảnh chai, mảnh kim loại lẫn trong đất, dụng cụ phẫu thuật,...
  • Vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập vào cơ thể qua những vết thương siêu nhỏ như kim tiêm, xỉa răng, gai đâm,... cho đến những vết thương lớn như nạo thai, phẫu thuật,... Thậm chí, vết thương bị bịt kín miệng bị thiếu oxy cũng là môi trường thuận lợi cho nha bào uốn ván phát triển.
  • Quan trọng nhất, bệnh uốn ván khó chữa nhưng lại dễ phòng. Chi phí tiêm phòng uốn ván cũng khá rẻ.

Từ trẻ em đến phụ nữ mang thai đều cần tiêm phòng uốn ván đầy đủ. Trẻ trên 15 tuổi và người lớn cũng cần tiêm nhắc lại bởi kháng thể uốn ván có giá trị phòng ngừa dưới 10 năm. Người bị thương cần tiêm phòng uốn ván ngay sau khi xử lý vết thương.

tiem-uon-van-mui-2-muon-co-sao-khong-1.jpg
Tiêm uốn ván đủ mũi, đúng lịch để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất

Ai nên tiêm uốn ván? Lịch tiêm cho từng đối tượng

Tùy từng nhóm đối tượng, loại vắc xin uốn ván được sử dụng và lịch tiêm sẽ khác nhau đôi chút. Cụ thể là:

Với phụ nữ đang chuẩn bị mang thai và bà bầu

  • Vắc xin thường được sử dụng cho phụ nữ mang thai là vắc xin 3 trong 1, phòng ngừa 3 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà có tên Adacel.
  • Vắc xin uốn ván thường được sử dụng cho bà bầu là vắc xin VAT. Liều tiêm gồm 2 mũi nên được tiêm vào thời điểm 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Mũi uốn ván thứ 2 cần tiêm cách ngày dự sinh từ 1 tháng. Việc tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần sau.

Với phụ nữ, lịch tiêm uốn ván khi mang thai lần đầu là 2 mũi. Phụ nữ mang thai lần 2 cách lần 1 dưới 5 năm cần tiêm thêm mũi nhắc lại ở tuần thai thứ 24. Nếu lần mang thai thứ 2 cách lần đầu hơn 5 năm sẽ cần tiêm 2 mũi uốn ván như lần đầu.

Với trẻ em

Trẻ em thường được tiêm vắc xin 5 trong 1 có tác dụng phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, bệnh do HIB là PENTAXIM hoặc vắc xin 6 trong 1 phòng ho gà, uốn ván, bạch hầu, bại liệt, viêm gan B, bệnh do HIB là INFANRIX. Lịch tiêm như sau:

  • Trẻ cần tiêm 3 mũi vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 trong thời điểm từ 2 - 4 tháng tuổi.
  • Trẻ tiêm nhắc lại một trong 2 loại vắc xin trên khi 18 tháng tuổi.
  • Trong 5 - 10 năm sau đó, trẻ nên được tiêm nhắc lại mũi tiếp theo để bảo vệ cơ thể tốt nhất.
tiem-uon-van-mui-2-muon-co-sao-khong-3.jpg
Mỗi đối tượng sử dụng loại vắc xin và liều tiêm khác nhau

Người mới bị thương

Người mới bị thương và nghi ngờ vết thương có thể nhiễm bào tử uốn ván sẽ được tiêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván có tên là SAT. Những người này thường không được tiêm uốn ván trong 10 năm gần nhất hoặc không nhớ lịch tiêm. Ngay sau khi bị tiêm, mũi huyết thanh này cần được tiêm càng sớm càng tốt.

Làm công việc có nguy cơ mắc uốn ván cao

Đây thường là những người làm việc ở các trang trạng chăn nuôi, công nhân vệ sinh môi trường, công nhân xây dựng,... Họ cần tiêm 3 liều trong vòng 6 tháng để được bảo vệ trong 5 năm. Sau 5 - 10 năm cần tiêm nhắc lại 1 liều.

Xem thêm một số loại vắc xin uốn ván:

Tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?

Tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không? Có nhiều lý do dẫn đến sự chậm trễ trong việc tiêm phòng uốn ván mũi thứ 2 như: Quên lịch tiêm, bận công tác, dịch bệnh, ốm đau,... Trong trường hợp tiêm mũi uốn ván thứ 2 muộn hơn so với lịch, bạn cũng không cần quá lo lắng. Việc làm cần thiết nhất là hãy đến ngay cơ sở y tế để tiêm mũi 2 ngay khi bạn nhớ ra.

Sau khi tiêm mũi 1, cơ thể đã có phần nào kháng thể. Việc tiêm mũi 2 đúng lịch là tốt nhất nhưng nếu tiêm cách mũi 1 không quá lâu thì bạn cũng hãy yên tâm. Với trường hợp phụ nữ mang thai, tốt nhất hãy trình bày với bác sĩ để có sự tư vấn chính xác nhất. Thực tế, các trường hợp tiêm uốn ván mũi thứ 2 muộn đều không để lại hậu quả gì về sức khỏe.

tiem-uon-van-mui-2-muon-co-sao-khong-4.jpg
Tùy trường hợp, bạn hãy xin tư vấn của bác sĩ nếu tiêm mũi 2 uốn ván muộn

Tiêm phòng uốn ván là việc cần thiết với tất cả mọi người. Để đảm bảo hiệu quả bảo vệ cao nhất, việc tiêm phòng cần đảm bảo đủ mũi và đúng lịch. Tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không? Câu trả lời là không ảnh hưởng quá nhiều nhưng bạn vẫn cần tiêm đúng lịch. Nếu vì một lý do nào đó bạn phải lùi lịch tiêm, hãy tiêm mũi 2 sớm nhất có thể bạn nhé!

Xem thêm: Nên tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin