Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chỉ tự tiêu là gì? Khi nào thì sử dụng chỉ tự tiêu?

Ngày 25/12/2022
Kích thước chữ

Khi cần làm lành vết thương hoặc vết mổ thì các bác sĩ sẽ sử dụng chỉ để khâu lại, trong đó loại chỉ được ưa chuộng nhất chính là chỉ tự tiêu. Vậy chỉ tự tiêu là gì? Loại chỉ này có cần phải cắt không? Bao lâu mới tiêu hết? Tất cả những thắc mắc ấy sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này.

Các bác sĩ ngoại khoa thường sử dụng chỉ khâu để đóng vết mổ phẫu thuật hoặc vết thương. Loại chỉ khâu được ưa chuộng nhất chính là chỉ tự tiêu với các ưu điểm có thể hòa tan hoặc hấp thụ, không cần phải cắt bỏ. Tuy loại chỉ này đã được sử dụng phổ biến nhưng vẫn có nhiều người cảm thấy băn khoăn về cách sử dụng cũng như tính ứng dụng của nó. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu rõ hơn về loại chỉ tự tiêu qua bài viết dưới đây nhé.

Chỉ tự tiêu là gì?

Các loại chỉ khâu được dùng ở trong y khó có nhiệm vụ là đóng kín miệng vết thương hoặc vết mổ sau khi phẫu thuật. Chúng thường được phân loại theo nhiều cách hoặc dựa trên thành phần, cấu trúc sợi chỉ, vật liệu,... Trong đó, loại phổ biến nhất chính là chỉ tự tiêu và không tiêu.

Trái ngược với chỉ không tiêu, chỉ tự tiêu có đặc tính nổi bật là sẽ được các enzyme trong tổ chức mô của cơ thể phân giải một cách tự nhiên sau một khoảng thời gian mà vết thương trở nên tương đối ổn định. Do đó, người bệnh không cần phải hẹn tái khám để cắt chỉ.

Chỉ tự tiêu là gì? Khi nào thì sử dụng chỉ tự tiêu? 1 Chỉ tự tiêu được nhiều áp dụng nhiều bởi tính tiện lợi mà nó đem lại

Về vật liệu, chỉ tự tiêu là một loại chỉ khâu được sản xuất bằng cách sử dụng các vật liệu đặc biệt, ví dụ như protein có nguồn gốc từ động vật hoặc polymer tổng hợp mà các men sinh lý có ở trong cơ thể có thể phân hủy chúng và hấp thụ.

Chỉ tự tiêu được sử dụng khi nào?

Bác sĩ thường chọn cách đóng vết thương bằng loại chỉ nào, kỹ thuật khẩu như nào là phụ thuộc vào độ sâu, kích thước, vị trí và loại vết thương cũng như chuyên môn và kinh nghiệm của từng bác sĩ.

Đối với những vết thương ở bên ngoài da, loại chỉ khâu không tiêu thường thông dụng hơn vì độ bền chắc của chúng. Ngược lại, chỉ khâu tự tiêu sẽ phổ biến hơn đối với vết thương nằm sâu hơn hoặc vết mổ phẫu thuật. Vì khi đóng vết thương có vị trí sâu, bác sĩ cần phải khâu nhiều lớp mô lại với nhau bằng mũi khâu có thể hòa tan mà không phải cắt chỉ.

Ngoài ra, nếu như vết thương trên da có độ căng, khả năng kéo lệch không nhiều thì chỉ tự tiêu chính là lựa chọn để bác sĩ dễ dàng thao tác thích hợp với hình dạng của vết thương, giúp hạn chế nguy cơ vết thương cần phải mở lại và khả năng để lại sẹo cũng thấp hơn.

Nói tóm lại, chỉ tự tiêu thường được dùng phổ biến đối với các trường hợp sau:

  • Phẫu thuật răng miệng.
  • Ghép da.
  • Khâu rách cơ bắp và các mô liên kết.
  • Phẫu thuật tại ổ bụng.
  • Khâu cắt âm đạo và tầng sinh môn.

Chỉ tự tiêu trong bao lâu bị tiêu hủy?

Tùy thuộc vào từng chất liệu của từng loại chỉ mới có thể xác định được khoảng thời gian cần thiết để tổ chức mô của cơ thể hấp thụ các mũi khâu bằng chỉ tự tiêu. Do đó, bác sĩ sẽ xem xét các đặc tính của vết thương và vị trí ở trên cơ thể để lựa chọn vật liệu phù hợp với loại chỉ tự tiêu cần dùng.

Chỉ tự tiêu là gì? Khi nào thì sử dụng chỉ tự tiêu? 2 Tùy thuộc vào từng chất liệu của từng loại chỉ mới có thể xác định được khoảng thời gian chỉ tự tiêu

Ví dụ, khi bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình muốn đóng vết mổ sau khi thay khớp, họ sẽ lựa chọn chỉ tự tiêu chỉ bắt đầu tan đi sau vài tháng. Ngược lại, sau khi sinh mổ, bác sĩ có thể lựa chọn các mũi khâu tự tiêu sẽ hòa toàn trong vòng vài tuần.

Cách vệ sinh khi có vết thương khâu bằng chỉ tự tiêu

Người bệnh cần phải tuân theo hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ sau khi vết thương được đóng bằng các mũi khâu tự tiêu. Đa số bệnh nhân có thể tắm rửa và vệ sinh cơ thể một cách nhẹ nhàng sau 24 giờ đóng vết thương. Tuy nhiên, việc ngâm mình ở bồn tắm trong một khoảng thời gian dài vẫn là điều nên tránh trong thời điểm này.

Hướng dẫn cách chăm sóc vết thương khâu bằng chỉ tự tiêu như sau:

  • Vệ sinh và tắm rửa theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thay băng gạc đúng cách để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
  • Sau khi tắm xong thì vỗ nhẹ vào vết thương để nhanh khô.
  • Không có sự chỉ định của bác sĩ thì không được tự ý dùng băng gạc không rõ nguồn gốc để băng bó vết thương.
  • Không nên sử dụng xà phòng trực tiếp lên vết thương.
  • Hạn chế hoạt động mạnh có thể làm căng dãn hoặc co kéo vết thương.
  • Không tắm bồn hoặc đi bơi cho đến khi vết thương lành hẳn.
  • Nên mặc quần áo thoáng mát ở khu vực xung quanh vết thương.
  • Luôn rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào vết thương hoặc thay băng.

Chỉ tự tiêu có cần cắt không?

Chỉ tự tiêu có thể biến mất một cách tự nhiên mà không cần đến bất kỳ sự can thiệp nào. Do đó, bạn không nên cố gắng loại bỏ bất kỳ mũi khâu nào mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải cắt chỉ trước thời hạn nhằm đảm bảo vết thương được phục hồi trọn vẹn.

Điều mà bạn cần làm là thường xuyên theo dõi vết thương và chăm sóc vết thương đúng đắn để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng cũng như xảy ra các biến chứng nhiễm trùng vết thương. Ngoài ra, bạn cũng nên giữ cho vết thương luôn được sạch sẽ, khô ráo. Một khi thấy vết thương xuất hiện những triệu chứng nhiễm trùng sau thì cần phải đi thăm khám ngay lập tức:

  • Vùng da xung quanh vết thương bị sưng đỏ, nóng ấm,...
  • Xuất hiện mùi khó chịu hoặc dịch bất thường.
  • Sốt, cơ thể mệt mỏi.

Nếu như bạn nghi ngờ vết thương đã bị nhiễm trùng thì nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, hạn chế đẻ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết hoặc viêm mô tế bào.

Chỉ tự tiêu là gì? Khi nào thì sử dụng chỉ tự tiêu? 3

Nếu thấy cơ thể bị sốt hoặc mệt mỏi thì bạn nên đi khám vết thương ngay lập tức

Bài viết trên nhà thuốc Long Châu đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng về loại chỉ tự tiêu. Dù đây là phương pháp được ưa chuộng nhưng mọi người vẫn nên tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý loại bỏ mũi khâu để vết thương có thể lành nhanh chóng và hạn chế nhiễm trùng xảy ra.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin