Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Chia sẻ cách giữ ấm cho bé ban đêm

Ngày 04/05/2023
Kích thước chữ

Trẻ em thường rất hay bị nóng khi ngủ, kể cả vào ban đêm. Trẻ có xu hướng nằm quạt hoặc cần nhiệt độ phòng xuống thấp mới có thể ngủ ngon hơn. Để đảm bảo bé có sức khỏe tốt, cha mẹ nên tìm hiểu cách giữ ấm cho bé ban đêm.

Nhiệt độ cơ thể của trẻ cao hơn của người lớn. Do đó các ba mẹ thường thấy bé có xu hướng đạp chăn khi đang ngủ. Tuy nhiên trong những ngày thời tiết thay đổi, bé sẽ rất dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp, bệnh đường tiêu hóa,... Do đó, các mẹ cần đặc biệt chú ý giữ ấm đúng cách, nếu không trẻ em bị cảm lạnh sẽ không tốt cho sức khỏe. Dưới đây là cách giữ ấm cho bé ban đêm và những lưu ý mà bậc cha mẹ nào cũng nên đọc qua. 

Cách giữ ấm cho bé ban đêm qua các bộ phận cơ thể

Giữ ấm cho bé ban đêm không có nghĩa là đắp chăn kín từ đầu đến chân, mặc quần áo dày, nhiều lớp. Các bố mẹ nên biết những bộ phận nào cần được giữ ấm. 

Giữ ấm cổ cho bé sơ sinh

Cổ là nơi vận chuyển oxy, dưỡng chất từ tim lên não bộ. Cổ cũng là nơi chứa nhiều vùng trung tâm dây thần kinh. Nếu cổ bị lạnh, trẻ sẽ dễ gặp các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, ho, ngứa rát cổ,...

Ngoài ra, nếu vùng cổ bị ảnh lạnh cũng sẽ khiến một số cơ quan khác bị ảnh hưởng theo. Do đó, vào ban đêm, đặc biệt là mùa đông, ba mẹ nên để ý giữ ấm phần cổ bằng khăn mùi xoa hoặc khăn sữa cho bé.

cach-giu-am-cho-be-ban-dem-1.jpg
Giữ ấm cổ vào ban đêm cho bé bằng khăn sữa

Giữ ấm phổi cho trẻ

Phổi là nơi trao đổi khí, đưa oxy từ ngoài vào cơ thể. Phổi có khỏe mạnh thì việc hít thở hàng ngày mới diễn ra thuận lợi. Do đó đây là bộ phận quan trọng khi giữ ấm cho bé. Cách giữ ấm phổi cho bé vào ban đêm là không tắm muộn, làm ấm phần ngực của bé.

Giữ ấm lòng bàn chân

Đối với trẻ sơ sinh, lòng bàn chân đóng vai trò quan trọng. Bộ phận này chỉ được bao bọc bởi một lớp da mỏng, khả năng chịu lạnh kém.

Ngoài ra, việc lưu thông máu đến chân kém hơn các bộ phận khác do chúng ở xa tim. Do đó nếu để lòng bàn chân lạnh sẽ làm giảm sức đề kháng của con. 

Giữ ấm bụng

Bụng là nơi chứa các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa. Nếu phần bụng bị lạnh sẽ khiến các bé gặp vấn đề về tiêu hóa như lạnh bụng, tiêu chảy,... Đặc biệt các bé thường có xu hướng nằm dang tay chân mạnh, quần áo dễ bị kéo xô dẫn đến việc hở bụng.

Do đó, ngay cả trong mùa hè, các mẹ cũng nên sử dụng một chiếc chăn mỏng đắp ngang bụng cho bé. Một mẹo giữ ấm cho bé đó là sử dụng các loại quần cạp cao để giúp bé được ấm bụng trong dù ngọ nguậy liên tục.

cach-giu-am-cho-be-ban-dem-2.jpg
Giữ ấm bụng cho bé bằng cách đắp chăn che đi phần bụng

Giữ ấm đầu, tai

Đầu và tai của trẻ sơ sinh cũng cần được lưu ý trong việc giữ ấm ban đêm, đặc biệt là mùa đông. Tai giúp cho việc lưu thông của dây thần kinh, mạch mẽ diễn ra đều đặn. Giữ ấm tai sẽ tránh các bé khỏi những bệnh như đau đầu, nhức buốt đầu,...

Giữ ấm mũi

Mũi là bộ phận hít thở trực tiếp để tiếp oxy vào trong cơ thể. Tuy không không có mẹo để giữ ấm mũi cho bé. Do đó, bạn phải điều chỉnh nhiệt độ phòng để bé không hít hơi máy lạnh hoặc quạt gió.

Mặc quần áo, phụ kiện đồ ngủ là cách ấm cho bé ban đêm

Ngoài các bộ phận cần giữ ấm, bố mẹ cũng cần quan tâm đến việc mặc quần áo cho bé. Mặc quần áo dày hay sử dụng các loại tã quá kín sẽ khiến bé toát mồ hôi, ảnh hưởng trực tiếp đến phổi của bé. Mà trong quá trình ngủ, bố mẹ không thể túc trực liên tục để kiểm tra cơ thể bé.

Mặc quần áo cho bé khi ngủ là cách giữ ấm cho bé ban đêm

Ủ ấm cho trẻ quá mức sẽ khiến nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh tăng cao. Do đó việc chọn quần áo lúc ngủ cho bé đóng vai trò quan trọng. Ba mẹ cần đảm bảo rằng em bé của bạn vừa đủ ấm, vừa an toàn.

cach-giu-am-cho-be-ban-dem-3.jpg
Mặc quần áo vừa đủ ấm cho bé khi ngủ 

Một số lưu ý gia đình có thể tham khảo cho cách mặc quần áo cho bé vào ban đêm:

  • Chất liệu vải thấm hút mồ hôi.
  • Thiết kế có cúc để cởi ra cho bé dễ dàng nếu nhiệt độ thay đổi hoặc bé cần thay tã nửa đêm.
  • Kích thước rộng rãi, không nên quá bó sát.
  • Độ ngắn dài của quần áo phụ thuộc vào cảm nhận của người lớn cũng như nhiệt độ vào ban đêm. 

Mặc quấn tã cho bé

Quấn tã cho trẻ sơ sinh vừa giữ ấm cho trẻ, vừa giúp bé ngủ ngon. Tã giúp bé cảm giác như trong bụng mẹ, bé không còn bị giật mình khi ngủ. Tã của bé nên là loại vải cotton để bé không cảm thấy bị nóng.

Hiện nay trên thị trường có một số loại nhộng chũn cho bé chỉ cần kéo khóa thay vì quấn nhiều vòng như tã truyền thống. Ngoài ra, ba mẹ nên để trẻ sơ sinh nằm ngửa khi quấn tã lúc ngủ. 

Sử dụng túi ngủ cho bé

Thay vì đắp chăn, các mẹ có thể mua túi ngủ cho bé. Nếu bé cảm thấy khó chịu, bạn có thể để phần chân bé được thò ra ngoài.

Giữ ấm cho bé ban đêm bằng cách điều chỉnh nhiệt độ môi trường

Nhiệt độ lý tưởng cho phòng của trẻ nhỏ là từ 26 - 28 độ C. Một số trường hợp trẻ sơ sinh bị đột tử trong đêm do bố mẹ không để nhiệt độ phòng ngủ hợp lý. 

Hãy đảm bảo nhiệt độ phòng trong ngưỡng trên, không quá lạnh hoặc không quá nóng. Đồng thời, phòng của bé không nên có gió lùa, cũng không nên quá bí khiến bé rơi vào tình trạng ngủ mê mệt. 

Một điểm ba mẹ hay hiểu lầm nhiệt độ phòng là nhiệt độ điều hòa khi bật. Do đó, để điều chỉnh nhiệt độ phòng đúng, bố mẹ nên trang bị nhiệt kế phòng để theo dõi trực tiếp.

Một giấc ngủ trọn vẹn là cách giúp bé phát triển toàn diện. Vì vậy, việc giữ ấm cho trẻ là hết sức quan trọng vì nếu không có cách giữ ấm hợp lý nhất là vào ban đêm, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Do đó, các mẹ nên áp dụng những cách giữ ấm cho bé ban đêm để đảm bảo an toàn sức khỏe cho con yêu mỗi ngày.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin