Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Một cuộc phỏng vấn riêng các ông bố đã được thực hiện và họ đều chia sẻ: Ước gì mình biết trước những điều cần lưu ý khi vợ mang thai! Chín tháng mang thai là khoảng thời
Chín tháng mang thai là khoảng thời gian tuyệt đẹp, đầy thú vị nhưng cũng không kém phần sợ hãi và âu lo nhất của những ông bố, bà mẹ tương lai. Bạn đang trải nghiệm khoảnh khắc này? Bạn băn khoăn không biết phải làm sao? 9 “kinh nghiệm xương máu” được chia sẻ sau đây là những lưu ý khi vợ mang thai mà mọi ông bố cần biết.
“Bạn thấy hoảng loạn. Bạn luôn phân vân không biết mình đã làm đúng chưa. Khi đứa con trai đầu lòng của tôi ra đời, vợ tôi quyết định sẽ sinh tại nhà. Mọi người đã làm điều này cả trăm năm rồi, nên tôi cũng yên tâm. Nhưng đến tận khi vợ tôi mang thai đứa con thứ tư, tôi vẫn lo lắng về mọi thứ: sơn tường, nội thất phòng cho con, đồ ăn, ghế xe trẻ em, bảo hiểm các loại… Tuy nhiên, đừng lo lắng, bạn đã chuẩn bị mọi thứ ổn thỏa. Cuối cùng, bạn sẽ luôn cảm thấy tự hào vì những gì bạn đã làm cho mẹ con cô ấy” – Trave H.
Đừng ngạc nhiên khi mỗi lần mang thai đều vô cùng khác biệt
“Trong phim, khi một cặp đôi phát hiện ra họ sắp có con thì sau đó sẽ là những cơn ốm nghén. Người vợ luôn thèm bơ lạc và đồ chua. Bụng lớn dần. Sau khi nước ối vỡ 1 giờ thì đứa trẻ chào đời. Thực tế, vợ tôi không bị ốm nghén. Cô ấy không thích bơ lạc hay đồ chua. Và phải 24 giờ sau khi nước ối vỡ, cô ấy mới sinh được.
Hiện tại, gia đình tôi đã có hai bé. Tôi nhận ra rằng: mỗi lần mang thai đều hoàn toàn khác nhau. Với đứa con đầu tiên, mục tiêu của vợ tôi là giữ tâm lý thoải mái và cố gắng sinh mà không sử dụng thuốc. Điều này đã không thực hiện được khi vợ tôi phải sinh mổ. Bạn có thể làm mọi thứ: đọc sách, đi học các lớp tiền sản. Nhưng những tình huống bất ngờ vẫn sẽ xảy ra. Lưu ý cho mọi ông bố khi mẹ mang thai là có những điều hiếm khi theo đúng kế hoạch.” – James A.
“Tôi đã kết hôn với một người phụ nữ mạnh mẽ, nhưng tôi luôn biết cô ấy cần tôi. Dù vậy, trong khi vợ tôi mang thai, có những lúc cô ấy khó chịu hoặc đau đớn, còn tôi lại không thể khiến cô ấy cảm thấy khá hơn. Sự có mặt của bạn tất nhiên là nguồn động viên lớn. Nhưng sẽ có nhiều thời điểm mà vợ bạn muốn ở một mình. Đừng nên cá nhân hóa việc này. Nếu vợ bạn muốn bạn rời đi nghĩa là cô ấy cần không gian để giải quyết vấn đề của bản thân mà thôi.” – Stuart C.
“Khi vợ tôi mang thai, cô ấy cực kỳ nhạy cảm với mùi hương. Lời khuyên của tôi là hãy cẩn thận với mọt thứ – tôi xin nhắc lại là mọi thứ – có thể tạo mùi. Một lần, chú chó của chúng tôi xì hơi trong phòng ngủ. Vợ tôi lập tức nôn thốc tháo. Nếu tôi ăn trưa với các món chứa hành hoặc tỏi, cô ấy sẽ ngửi ra và cảm thấy buồn nôn ngay. Tôi phải tránh nấu hoặc gọi các món kiểu như cà ri. Thậm chí, tôi phải đặt mọi thứ như bơ lạc ra thật xa. Vì cô ấy vẫn có thể ngửi thấy dù ở đang ở phía bên kia căn nhà!” – Airto Z.
Hội chứng ốm nghén nặng khác hẳn với ốm nghén thông thường
“Trong lần đầu tiên mang thai, vợ tôi đã bị ốm nghén dữ dội. Bác sỹ sản khoa nói rằng đây chỉ là hiện tượng bình thường và sẽ kết thúc trong 16 – 18 tuần. Nhưng qua thời điểm đó, nó vẫn tiếp diễn và vợ tôi được chẩn đoán là mắc hội chứng ốm nghén nặng mang tên Hyperemesis Gravidarum (HG)” – Sean H.
“Vợ tôi đã cho rằng tôi chỉ tập trung vào những thứ vật chất cho con. Tôi cũng chưa từng nghĩ mình sẽ cần phải mạnh mẽ về cảm xúc cho mọi thứ sau đó. Chứng trầm cảm sau sinh, ốm vặt ở trẻ con, rắc rối trong công việc… Phần lớn đàn ông đều không thích chia sẻ về cảm xúc của mình. Nhưng làm bố đòi hỏi việc này. Nếu không, chặng đường làm bố của bạn sẽ khá khó khăn đó.” – Patrick C.
“Có nhiều lúc trong thời gian mang thai, bạn muốn giúp đỡ vợ mình. Và cô ấy cũng cần điều đó, nhưng lại không thể giải thích hay diễn đạt cho bạn hiểu. Hãy làm quen với suy nghĩ của cô ấy. Lập một danh sách những điều bạn có thể làm và dùng khi không có chỉ dẫn cụ thể. Trong trường hợp của tôi, khi vợ tôi không thể nói được điều cô ấy cần. Tôi sẽ mua sô cô la, bánh quy, đặt điện thoại ở phòng khác và ngồi trên bên cạnh đấm lưng cho vợ tôi”. – Raz S.
“Tôi không nói mình là người đàn ông lãng mạn nhất thế giới, nhưng tôi đã cố gắng hết sức để đưa bạn gái – và là vợ tôi bây giờ ra ngoài ít nhất 3 lần mỗi tháng. Tuy nhiên, khi cô ấy mang thai, tôi lại vô tình xao nhãng. Tôi biết vợ mình không thể thưởng thức ly rượu với bữa tối mà cô ấy thường gọi, và cho rằng cô ấy thích đồ ăn nấu sẵn hơn. Nay khi đã có con, tôi mới nhận ra hai vợ chồng đã lãng phí khoảng thời gian rảnh rỗi khi mang thai nhiều như thế nào.” – Trevor K.
“Tôi đã rất căng thẳng về mọi thứ khi vợ mình mang thai. Tôi còn không nghĩ rằng mình có thể thay tã cho con hay xoay xở để làm một ông bố mẫu mực khi vợ vắng nhà. Thật nhẹ nhõm sau khi đứa còn đầu lòng chào đời và mọi thứ trở về đúng như tôi muốn (Mặc dù, tất cả sẽ lại chệch hướng rất nhanh nếu không tìm ra được nguyên nhân em bé khóc quấy). Tôi ước rằng mình đã quan tâm nhiều hơn đến nỗi lo lắng của vợ trong lúc mang thai. Vì người mẹ luôn phải sợ hãi và vất vả hơn những ông bố rất nhiều.” – Dan H.
Linh Lan
Nguồn: Parents
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...