Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Chiều cao là gen trội hay lặn? Cách giúp trẻ phát triển tối ưu chiều cao

Ngày 13/09/2024
Kích thước chữ

Yếu tố di truyền ảnh hưởng mạnh mẽ đến chiều cao của một người. Vậy chiều cao là gen trội hay lặn? Bài viết sau từ Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên, đồng thời khám phá thêm cách hỗ trợ trẻ phát triển chiều cao hiệu quả.

Chiều cao là gen trội hay lặn là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ bạn đọc. Để biết yếu tố di truyền ảnh hưởng như thế nào đến chiều cao của trẻ, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo những chia sẻ dưới đây.

Giải đáp: Chiều cao là gen trội hay lặn?

Để giải đáp được thắc mắc chiều cao là gen trội hay lặn, bạn cần nắm rõ về cơ chế di truyền và ảnh hưởng của yếu tố di truyền đối với chiều cao của một người. Dưới đây là một số thông tin giúp bạn tìm được đáp án cho câu hỏi chiều cao là gen trội hay lặn.

Gen trội, gen lặn là gì?

Chiều cao là gen trội hay lặn? Gen trội và gen lặn là gì? Gen trội là loại gen biểu hiện tính trạng trội khi xuất hiện ở trạng thái đồng hợp tử với gen lặn. Còn gen lặn là loại gen chỉ xuất hiện biểu hiện tính trạng khi ở trạng thái đồng hợp tử lặn.

Ví dụ đơn giản về gen trội và gen lặn, gen quy định màu mắt nâu là gen trội (A) còn gen quy định màu mắt màu xanh là gen lặn (a). Nếu một người mang kiểu gen AA hoặc Aa họ sẽ sở hữu màu mắt nâu còn nếu họ có kiểu gen aa thì màu mắt sẽ là màu xanh.

Chiều cao là gen trội hay lặn? Cách giúp trẻ phát triển tối ưu chiều cao 1
Gen trội và gen lặn là 2 yếu tố quyết định phần lớn các tính trạng trên cơ thể người

Cơ chế di truyền chiều cao

Chiều cao do gen trội hay lặn có rất nhiều cách giải thích. Chiều cao của một người do nhiều gen khác nhau quy định, mỗi gen trong đó đóng vai trò khác nhau đối với việc quyết định chiều cao cuối cùng của mỗi người. Những gen này có thể nằm trên nhiều nhiễm sắc thể khác nhau, không có chung nhiễm sắc thể. Khi sinh con, cả bố và mẹ đều sẽ truyền lại một nửa bộ gen của mình cho con nên con sẽ được di truyền chiều cao bởi kiểu gen mà còn nhận được từ bố mẹ của mình.

Chiều cao là gen trội hay lặn?

Theo nhiều nghiên cứu về vấn đề chiều cao là gen trội hay lặn, các nhà khoa học cho biết gen di truyền chỉ chiếm khoảng 23% trong việc quyết định chiều cao của mỗi người. Điều này đồng nghĩa với việc những yếu tố khác ảnh hưởng đến chiều cao có thể chiếm đến 77%, điển hình như môi trường sống, dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, giấc ngủ, hoạt động thể chất, tâm sinh lý,…

Vậy chiều cao là gen trội hay lặn? Chiều cao không được quy định bởi một cặp gen cụ thể hay gen đơn lẻ mà là tổng hòa sự tác động của nhiều gen khác nhau. Vì vậy, chúng ta không thể khẳng định chắc chắn chiều cao là gen trội hay lặn. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng phát hiện được một số gen có liên quan mật thiết đến chiều cao như biến thể trong gen FGFR 3, FBN1, GH1, EVC, GPC3,… Khi một người sở hữu gen trội của những gen nêu trên, họ có thể phát triển chiều cao tốt hơn, cao hơn trường hợp còn lại. Ngược lại, nếu một người sở hữu gen lặn, có khả năng họ sẽ thấp hơn.

Chiều cao là gen trội hay lặn? Cách giúp trẻ phát triển tối ưu chiều cao 2
Chiều cao là gen trội hay lặn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác

Bên cạnh đó, khoa học hiện đại cũng đã chứng minh được những gen dưới đây có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chiều cao của một người, cụ thể là:

  • Gen IGH: Có liên quan đến sự phát triển của xương;
  • Gen FGFR 3: Liên quan đến quá trình tăng trưởng của cơ thể;
  • Gen BMP2: Liên quan đến sự hình thành sụn, ảnh hưởng đến chiều cao.

Ngoài ra, các nghiên cứu về di truyền học quần thể cũng đã chỉ ra rằng chiều cao trung bình của một quần thể có sự thay đổi theo thời gian. Những thay đổi này có thể đến từ các yếu tố di truyền, môi trường, dinh dưỡng, giấc ngủ,…

Tóm lại, chiều cao là gen trội hay lặn? Chiều cao chịu tác động bởi gen di truyền nhưng không thể khẳng định chính xác gen trội hay gen lặn quyết định chiều cao của một người. Do yếu tố di truyền chỉ chiếm khoảng 23% sự phát triển chiều cao, còn lại 77% là môi trường, dinh dưỡng, chăm sóc,… nên để có chiều cao vượt trội hơn, bố mẹ cần tập trung cải thiện dinh dưỡng, giấc ngủ, hoạt động thể chất,… cho trẻ.

Những yếu tố khác ảnh hưởng đến chiều cao

Ngoài yếu tố di truyền, chiều cao còn chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như:

  • Dinh dưỡng: Chế độ ăn uống đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là canxi, vitamin D, vitamin K, protein,… đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển chiều cao tốt hơn, nhất là trong giai đoạn đầu đời và dậy thì của trẻ.
  • Môi trường: Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất,… đều tác động đến sức khỏe con người, trong đó có chiều cao, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc những bệnh nguy hiểm khác như ung thư,…
  • Hoạt động thể chất: Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là cách giúp tăng chiều cao hiệu quả nhờ tăng mật độ xương, thúc đẩy quá trình hình thành những tế bào xương mới.
  • Sức khỏe và bệnh lý: Một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến chiều cao và khả năng phát triển chiều cao của một người, điển hình như suy dinh dưỡng, còi xương, bệnh tuyến giáp,…
Chiều cao là gen trội hay lặn? Cách giúp trẻ phát triển tối ưu chiều cao 3
Bệnh tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến chiều cao của một người

Cách giúp trẻ phát triển tối ưu chiều cao

Yếu tố di truyền không thể thay đổi nhưng bố mẹ hoàn toàn có thể tác động đến những yếu tố khác nhằm giúp con đạt được chiều cao tối ưu, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ đang dậy thì. Dưới đây là một số cách tăng chiều cao cho trẻ em bạn có thể tham khảo.

  • Ăn uống đủ chất và hợp lý: Bố mẹ nên đảm bảo thực đơn hàng ngày cung cấp đầy đủ protein (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu,…), canxi (sữa tươi, phô mai, sữa chua, rau xanh,…), vitamin D (sữa, cá hồi, lòng đỏ trứng,…), kẽm (thịt bò, thịt gà, hàu, ngũ cốc,…). Ngoài ra, bạn cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo, kem, nước có ga,… vì có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng, tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường,…
  • Tập luyện và vận động: Để con có chiều cao vượt trội hơn, bố mẹ nên khuyến khích con chơi thể thao, tham gia hoạt động thể chất nhiều hơn. Bên cạnh đó cũng cần đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc, không thức khuya, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời,… để hỗ trợ chiều cao.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp bác sĩ sớm phát hiện, can thiệp điều trị tạm thời nếu trẻ mắc bệnh, đặc biệt là những bệnh ảnh hưởng đến chiều cao như còi xương, suy dinh dưỡng,…
Chiều cao là gen trội hay lặn? Cách giúp trẻ phát triển tối ưu chiều cao 4
Để trẻ đạt chiều cao tối ưu bố mẹ nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của con

Hy vọng bài viết trên từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc chiều cao là gen trội hay lặn. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cũng nên chú ý bổ sung đủ dinh dưỡng, bao gồm canxi, sắt, protein,… để thai nhi phát triển khỏe mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển chiều cao sau này của trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.