Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các vấn đề về khớp gối thường liên quan đến thế hệ lớn tuổi, tuy nhiên tình trạng đau khớp gối cũng phổ biến ở những người trẻ tuổi - thậm chí ở độ tuổi 20. Khởi phát đau đầu gối khi còn trẻ, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên bệnh đau khớp gối ở người trẻ tuổi? Bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu sẽ cho bạn câu trả lời của thắc mắc trên.
Đau khớp gối tưởng chừng chỉ là bệnh của người già thì nay việc người trẻ tuổi cũng mắc phải và tỷ lệ người trẻ tuổi mắc phải hiện tượng này ngày càng có xu hướng gia tăng. Bạn không nên chủ quan với triệu chứng này vì nó có thể cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm về xương khớp.
Do tính chất công việc, nhiều người phải ngồi tư thế gập gối trong thời gian dài. Ngoài ra, phần lớn thanh niên đi giày cao gót, ngồi xếp bằng, ngồi xổm,...
Đây là những thói quen làm tăng nguy cơ đau khớp gối ở người trẻ tuổi vì chúng gây áp lực nhiều lên sụn chêm và sụn khớp do đó làm bề mặt sụn dễ độn, mòn và nhanh chóng bị thoái hóa. Ngoài ra, việc đứng bằng một chân và nâng vật nặng cũng khiến khớp gối chịu lực và không thẳng trục, do đó sẽ bị đau phía trước đầu gối.
Bản thân khớp gối phải chịu nhiều vận động và chịu áp lực lớn do các cử động của chúng ta. Phần đầu gối thường nhô ra, thiếu cơ và mỡ bảo vệ nên dễ bị tổn thương hơn.
Ngay cả một chấn thương nhỏ cũng có thể khiến khớp gối bị đau. Các chấn thương điển hình có thể được phân loại như sau: Va chạm thể thao, tai nạn, ngã,... Đa số các bạn trẻ không chú ý đến điều này nên thường xuyên bị đau khớp gối.
Đây là nguyên nhân rất phổ biến gây đau đầu gối ở người trẻ tuổi. Với mỗi bước đi, khớp gối phải chịu sức nặng gấp 1,5 lần, khi chạy khớp gối sẽ phải chịu sức nặng gấp 5 lần.
Người sinh ra với tình trạng hai đầu gối chụm vào nhau hoặc hai chân co lại dễ khiến khớp gối chịu lực không đồng đều từ đó nguy cơ mòn khớp gối cao.
Đai nẹp được chia thành các loại sau:
Có thể khẳng định, các loại như là nẹp đầu gối chức năng, nẹp giảm áp lực là những loại nẹp được sử dụng phổ biến hiện nay vì đem lại hiệu quả cao. Chúng có tác dụng cố định và ổn định khớp cổ chân sau chấn thương, phẫu thuật. Nẹp chống xoay đầu gối ở tư thế nằm ngửa của chân bị thương, giúp ổn định vùng xung quanh khớp gối, khớp đùi và cẳng chân.
Các chấn thương đầu gối khác nhau sẽ cần các loại nẹp khác nhau. Bác sĩ có thể đề nghị một loại nẹp thích hợp sau khi phẫu thuật đầu gối. Mặt khác, một số bác sĩ có thể giúp bạn chọn nẹp đầu gối thay vì phẫu thuật để điều trị dây chằng bị rách. Nếu các bài tập phục hồi chức năng, tăng cường sức mạnh hoặc tính linh hoạt không hiệu quả, bạn có thể cần thêm nẹp đầu gối.
Nên sử dụng nẹp đầu gối y tế theo chỉ định của bác sĩ khi chơi thể thao hoặc các hoạt động mạnh. Khi sử dụng nẹp, cần chú ý để bản lề vừa vặn với nơi đầu gối được uốn cong lên xuống. Dây buộc hoặc băng keo móc và vòng phải được cố định quanh chân. Trong quá trình tập luyện, thỉnh thoảng bạn nên kiểm tra vị trí của nẹp để xem nẹp có bị lệch ra ngoài không. Nếu nẹp không đúng vị trí, sẽ gây tổn thương và không mang lại hiệu quả như mong đợi.
Để đảm bảo chức năng tối ưu của nẹp đầu gối, bạn cần phải được đeo sản phẩm mọi lúc đặc biệt là khi thực hiện các động tác có nguy cơ gây chấn thương cho đầu gối. Chú ý, nên khởi động kỹ trước khi tham gia các hoạt động thể thao.
Bất kỳ một sản phẩm nào cũng sẽ đều có dấu hiệu hỏng hóc sau một thời gian dài sử dụng, nẹp gối không phải ngoại lệ. Cần chú ý kiểm tra nẹp thường xuyên xem có bị rách hoặc mòn không. Nếu nẹp bằng vải, cần được làm sạch thường xuyên bằng xà phòng và nước. Các bộ phận kim loại tiếp xúc nên được che đậy để tránh gây thương tích cho bản thân hoặc người khác.
Cần thay nẹp cũ định kỳ để đảm bảo sử dụng nẹp tốt nhất. Nẹp đầu gối làm bằng vật liệu bền có thể đắt hơn nhưng thời gian sử dụng lâu hơn.
Qua những thông tin trên có thể thấy, bệnh đau khớp gối ở người trẻ tuổi không nên chủ quan. Để hạn chế tối đa những rủi ro do tình trạng này gây ra, khi nhận thấy tình trạng đau khớp gối kèm theo các hiện tượng: Khớp gối phát ra tiếng kêu khi cử động, khập khiễng, khớp gối không cử động được,… thì tốt nhất nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chuyên khoa đầu ngành trực tiếp thăm khám, chẩn đoán chính xác và tư vấn cách điều trị hiệu quả.
Cũng nên ghi nhớ điều này, nẹp đầu gối không phải là yếu tố quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa chấn thương hoặc phục hồi chức năng đầu gối sau phẫu thuật. Ngay cả với nẹp đầu gối y tế, vẫn có nguy cơ chấn thương đầu gối.
Nga Linh
Nguồn Tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.