Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng: Nguyên nhân và hướng xử trí

Ngày 23/06/2024
Kích thước chữ

Sau tiêm chủng, trẻ có thể gặp phải các phản ứng nhẹ và sưng cứng tại vị trí tiêm là một trong số đó. Trong tất cả các phản ứng phụ trẻ có thể gặp phải, chỗ tiêm ngừa bị sưng cứng được đánh giá là phản ứng thường gặp nhất. Vậy phải làm sao khi chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng?

Phải làm sao khi chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng vẫn luôn là chủ đề được nhiều độc giả quan tâm. Hiểu được tâm lý đó, trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề này. Do vậy, nếu muốn hiểu rõ hơn về tình trạng chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng, đừng bỏ qua bài viết dưới đây bạn nhé.

Một số phản ứng phụ trẻ có thể gặp phải sau tiêm chủng

Tiêm chủng là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu đối với một số bệnh nguy hiểm. Tiêm vaccine là đưa các chế phẩm có chứa kháng nguyên vào cơ thể với mục đích kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch đặc hiệu chủ động nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh.

Mặc dù tiêm phòng vaccine là phương pháp đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao trong phòng bệnh song sau khi tiêm vaccine, cơ thể trẻ có thể xuất hiện một số các tác dụng phụ ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Cụ thể:

  • Phản ứng nhẹ: Sau tiêm vaccine, trẻ có thể bị sốt, sưng đỏ và đau tại vị trí tiêm. Ngoài ra, trẻ còn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn… Những phản ứng sau tiêm vắc xin này thường sẽ tự khỏi sau khoảng 2 - 3 ngày. Do đó, cha mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc trẻ tại nhà.
  • Phản ứng nặng: Khó thở, co giật, tím tái, sốc phản vệ… là các phản ứng phụ nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí là gây tử vong ở trẻ. Do đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường nêu trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có hướng xử trí kịp thời.
Cùng chuyên gia tìm hiểu tình trạng chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng 1
Sưng cứng tại vị trí tiêm là một trong những phản ứng phụ thường gặp sau tiêm chủng

Nguyên nhân khiến chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng

Như đã trình bày phía trên, sưng cứng tại chỗ tiêm ngừa là phản ứng thường gặp của cơ thể trẻ với vaccine. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng, bạn đọc có thể tham khảo:

Phản ứng của cơ thể với các thành phần của vaccine

Như đã trình bày phía trên, vaccine là chế phẩm sinh học bao gồm thành phần kháng nguyên, tá dược, chất bảo quản… Nếu trẻ có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine đều có thể gây ra tình trạng sưng cứng tại chỗ sau tiêm ngừa. Các phản ứng này thường không quá nghiêm trọng và có thể tự biến mất sau vài ngày.

Loại vaccine tiêm cho trẻ

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, một số loại vaccine, điển hình là vaccine phòng bệnh lao, sau khi tiêm sẽ gây ra phản ứng sau tiêm như sưng đỏ và đau nhức tại vị trí tiêm ngừa. Thậm chí, trẻ có thể sưng hạch ở hõm nách, có quầng đỏ, loét nhẹ tại vị trí tiêm và để lại sẹo. Tuy nhiên, cha mẹ cần hiểu, đây là phản ứng hết sức bình thường của cơ thể cho thấy trẻ đáp ứng miễn dịch tốt với vaccine do vậy mà cha mẹ không nên quá lo lắng.

Cùng chuyên gia tìm hiểu tình trạng chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng 2
Một số loại vaccine sau tiêm có thể gây sưng cứng tại vị trí tiêm

Do cơ địa của trẻ nhạy cảm

Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, cấu trúc làn da còn lỏng lẻo, chưa được chặt chẽ. Lớp sừng mỏng hơn người trưởng thành đến 30% và lớp biểu bì mỏng hơn đến 20%. Do đó, so với người trưởng thành thì làn da của trẻ có phần mỏng manh và nhạy cảm ơn. Chính vì thế, việc tiêm vaccine ở trẻ có thể gây ra phản ứng viêm mạch tại vị trí tiêm ngừa.

Sai sót trong quy trình tiêm chủng

Một số sai sót trong quy trình tiêm chủng như cách pha cũng như bảo quản vaccine không đúng quy định, tiêm sai kỹ thuật, không đúng vị trí hoặc không đảm bảo vô khuẩn tốt… có thể là nguyên nhân khiến chỗ tiêm ngừa của trẻ bị sưng cứng.

Tuy nhiên, nguyên nhân này hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng việc đảm bảo quy trình lưu trữ, bảo quản và vận chuyển vaccine, tuân thủ đúng các quy định về an toàn trong tiêm chủng…

Do tâm lý của trẻ

Cảm giác đau đớn những lần tiêm trước khiến cho trẻ bị ám ảnh và sợ hãi. Lúc này, trẻ thường sẽ có tâm lý lo sợ, căng thẳng trước tiêm dẫn đến một số triệu chứng như choáng váng, chóng mặt, thở nhanh, vã mồ hôi, nôn ói, la hét và quấy khóc không chịu tiêm, thậm chí nhiều trẻ còn bị ngất xỉu. Việc cố tiêm cho trẻ trong khi trẻ giãy dụa có thể dẫn đến sai sót về kỹ thuật tiêm dẫn đến tình trạng chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng.

Để hạn chế vấn đề này, cha mẹ cần tìm cách giữ bình tĩnh cho trẻ và an ủi cũng như vỗ về trẻ trước khi tiêm để trẻ có tâm lý thoải mái hơn trong và sau khi tiêm.

Cùng chuyên gia tìm hiểu tình trạng chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng 3
Trẻ quấy khóc và giãy giụa là nguyên nhân khiến chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng

Phải làm sao khi chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng?

Phải làm sao khi chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng vẫn luôn là chủ đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Như đã trình bày phía trên, sưng cứng tại vị trí tiêm là một trong những phản ứng thường xuất hiện sau tiêm chủng. Tuy nhiên, phản ứng này thường không quá nghiêm trọng và thường tự khỏi sau một vài ngày mà không cần phải điều trị. Do đó, các bậc cha mẹ không cần lo lắng quá mức.

Sau tiêm vaccine trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi do vậy mà cha mẹ có thể để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn. Trong trường hợp trẻ đau và quấy khóc, cha mẹ có thể chườm mát vị trí tiêm ngừa để giúp trẻ giảm sưng và đau.

Ngoài ra, cha mẹ có thể cân nhắc cho trẻ dùng thuốc giảm đau Paracetamol. Tuy nhiên, khi cho trẻ sử dụng thuốc này, cha mẹ cần lưu ý liều dùng theo liều khuyến cáo. Tốt nhất, để đảm bảo an toàn, cha mẹ vẫn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau cho trẻ.

Theo các chuyên gia, khi thấy vị trí tiêm ngừa của bé bị sưng cứng, cha mẹ tuyệt đối không nên chạm hay đè vào vết tiêm, chườm nóng và đặc biệt là không nên sử dụng khoai tây hoặc chanh… để đắp lên vùng da sưng đỏ bởi hành động này không chỉ khiến tình trạng sưng đau trở nên nghiêm trọng hơn mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tại vị trí tiêm.

Trong trường hợp tình trạng sưng đau tại vị trí tiêm ngừa không thuyên giảm sau nhiều ngày mà còn có xu hướng lan rộng, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và có hướng can thiệp cũng như xử trí kịp thời.

Cùng chuyên gia tìm hiểu tình trạng chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng 4
Cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu tình trạng sưng đau tại vị trí tiêm ngừa kéo dài

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, với những chia sẻ hôm nay, bạn đọc sẽ có thể hiểu rõ hơn về tình trạng này đồng thời nắm được cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng. Cảm ơn các bạn đã luôn luôn tin tưởng, dõi theo và đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu trong suốt chặng đường vừa qua.

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là đơn vị hàng đầu cung cấp đa dạng các dịch vụ tiêm chủng như: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online… Với những ưu điểm như tiêm nhẹ - ít đau, vắc xin chính hãng - đa chủng loại, giá tốt, hệ thống lưu trữ đạt chuẩn GSP, Long Châu là điểm đến đáng tin cậy cho quý khách hàng mỗi khi có nhu cầu về tiêm chủng. Liên hệ với Tiêm chủng Long Châu qua Hotline 1800 6928 để được tư vấn, hẹn lịch miễn phí hoặc đặt lịch online tại đây.

Xem thêm: Nên hay không nên tập thể dục sau khi tiêm vắc xin?

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin