Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Như thế nào là đáp ứng miễn dịch?

Ngày 25/06/2024
Kích thước chữ

Bạn đã từng nghe qua “hệ miễn dịch”, “đáp ứng miễn dịch” chưa? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu xem như thế nào là đáp ứng miễn dịch, phương thức hoạt động, phân loại miễn dịch và những nội dung đáng chú ý khác nhé.

Vũ khí mạnh nhất của cơ thể là hệ miễn dịch khỏe mạnh, cái mà có nhiệm vụ quan trọng và được quan tâm nhiều nhất trong đại dịch Covid-19. Vậy cơ thể có đáp ứng miễn dịch như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây.

Như thế nào là đáp ứng miễn dịch?

Hệ miễn dịch của chúng ta hoạt động để tìm ra mầm bệnh và những tác nhân không có nhiệm vụ gì trong cơ thể. Ví dụ như, nếu chẳng may bạn hít virus cúm vào mũi, hệ miễn dịch sẽ định vị virus, sau đó chặn đứng virus hoặc thúc đẩy sự phục hồi của cơ thể.

Cơ thể cần có thời gian để vượt qua một đợt nhiễm trùng, và chúng ta có thể sẽ phải cần đến thuốc, nhưng hệ miễn dịch chính là nền tảng vững chắc để phòng bệnh và phục hồi cơ thể. Đáp ứng miễn dịch là cách thức giúp cơ thể của chúng ta nhận dạng và bảo vệ bản thân trước virus, vi khuẩn và các tác nhân ngoại lai có hại khác.

Như thế nào là đáp ứng miễn dịch? 2
Đáp ứng miễn dịch giúp cơ thể phòng bệnh và phục hồi cơ thể

Phương thức hoạt động của đáp ứng miễn dịch

Hệ miễn dịch sẽ bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây hại bằng cách nhận dạng và phản ứng lại các kháng nguyên. Kháng nguyên thường là protein, hiện hữu trên bề mặt tế bào, nấm, virus hay vi khuẩn. Các chất như chất độc, thuốc, hoá chất và các mảnh vật thể lạ như dằm chẳng hạn cũng là kháng nguyên. Hệ miễn dịch sẽ nhận diện và phá huỷ hoặc cố gắng phá huỷ các chất chứa kháng nguyên.

Cơ thể con người cũng có những tế bào chứa protein là kháng nguyên. Chính là nhóm kháng nguyên bạch cầu người (Human Leukocyte Antigen, HLA). Hệ miễn dịch sẽ ghi nhớ và nhận biết các kháng nguyên này là bình thường và thường thì không phản ứng với chúng.

Phân loại miễn dịch

Miễn dịch tự nhiên - Miễn dịch không đặc hiệu

Miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch không đặc hiệu là hệ thống miễn dịch mà chúng tồn tại từ lúc ta sinh ra. Hệ thống này giúp bảo vệ chúng ta trước các kháng nguyên. Miễn dịch tự nhiên gồm những hàng rào ngăn chặn các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể. Những hàng rào này sẽ tạo nên vòng phòng thủ đầu tiên của đáp ứng miễn dịch. Một vài ví dụ về hệ miễn dịch tự nhiên bao gồm:

  • Enzyme trong nước mắt và enzyme trong dầu do da tiết ra;
  • Phản xạ ho;
  • Dịch nhầy, giúp “bẫy” vi khuẩn và mảnh vật thể;
  • Dịch axit dạ dày;
  • Da.

Nếu có một kháng nguyên vượt qua được những hàng rào bảo vệ này, nó sẽ bị tấn công và tiêu diệt bởi các “chiến binh” khác của hệ miễn dịch.

Như thế nào là đáp ứng miễn dịch? 3
Loại miễn dịch tự nhiên đã được tồn tại từ khi chào đời

Miễn dịch thích ứng

Miễn dịch thích ứng nhằm bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Khi con người tiếp xúc với bệnh hoặc khi được tiêm vắc-xin là lúc chúng ta sẽ tự tạo ra một lượng kháng thể vừa đủ để chống lại những mầm bệnh khác nhau. Đây được coi như là quá trình tạo bộ nhớ miễn dịch bởi vì hệ thống miễn dịch có khả năng nhớ những kẻ thù trước đó.

Như thế nào là đáp ứng miễn dịch? 4
Vaccin Covid-19 cũng là một loại miễn dịch thích ứng

Miễn dịch thụ động

Miễn dịch thụ động là loại miễn dịch nhờ vào kháng thể được sản xuất bởi một cơ thể khác. Trẻ sơ sinh có miễn dịch thụ động sẽ nhờ kháng thể từ cơ thể mẹ được truyền sang bé qua nhau thai. Những kháng thể này sẽ tiêu biến trong khoảng từ 6 đến 12 tháng tuổi.

Miễn dịch thụ động cũng có thể được tạo khi tiêm kháng huyết thanh vào cơ thể (huyết thanh chứa kháng thể), huyết thanh này được lấy từ cơ thể người khác hoặc động vật. Huyết thanh chứa kháng thể giúp bảo vệ ngay lập tức chống lại một kháng nguyên, nhưng chỉ được trong thời gian ngắn.

Vai trò của miễn dịch trong phản ứng viêm

Phản ứng viêm xuất hiện khi có mô bị tổn thương do vi khuẩn, chấn thương, nhiệt, độc chất hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác. Tế bào bị tổn hại phân giải hoá chất gồm histamin, prostaglandin và bradykinin. Các hoá chất này khiến cho mạch máu rỉ dịch vào mô, gây phù nề.

Quá trình này sẽ cô lập dị chất và ngăn chúng tiếp tục tiếp cận đến mô của cơ thể. Các hoá chất này cũng thu hút thực bào là tế bào bạch cầu có nhiệm vụ giải quyết vi khuẩn và các tế bào chết hoặc bị hư hại. Quá trình này còn được gọi là sự thực bào. Thực bào sau cùng tự chết đi. Dịch mủ được hình thành nên từ tập hợp mô chết, xác vi khuẩn và thực bào đã chết.

Biến đổi đáp ứng miễn dịch gây ra biến chứng gì?

Đáp ứng miễn dịch hiệu quả sẽ giúp bảo vệ cơ thể trước nhiều bệnh lý và rối loạn, tuy nhiên đáp ứng miễn dịch không hiệu quả làm cho bệnh tiến triển. Quá nhiều, quá ít hay đáp ứng miễn dịch sai đều gây rối loạn hệ miễn dịch. Đáp ứng miễn dịch quá mức gây ra bệnh tự miễn, lúc này kháng thể được hình thành để chống lại chính các mô của cơ thể.

Các biến chứng do biến đổi đáp ứng miễn dịch gồm có:

  • Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng;
  • Dị ứng hoặc quá mẫn;
  • Các rối loạn tự miễn;
  • Rối loạn thiếu hụt miễn dịch;
  • Bệnh ghép chống chủ do truyền máu (GVHD), một biến chứng khi ghép tuỷ xương;
  • Bệnh huyết thanh;
  • Thải ghép.

Đáp ứng miễn dịch chính là phản ứng tự vệ của cơ thể. Phản ứng này bảo vệ chúng ta khỏi vi khuẩn, virus và các tác nhân ngoại lai. Do đó, hãy có chế độ luyện tập, ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp để nâng cao miễn dịch, vũ khí tốt nhất để giúp ta luôn có sức khoẻ tốt.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin