Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Chữa đau khớp cổ chân như thế nào?

Ngày 24/02/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đau khớp cổ chân là một vấn để xương khớp phổ biến. Người bị đau khớp cổ chân thường cảm thấy khó chịu, đau nhức, gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt thường ngày. Vì vậy, vấn đề chữa đau khớp cổ chân như thế nào mới hiệu quả là điều mà người bệnh rất quan tâm.

Khớp cổ chân có cấu tạo gồm 3 xương tibia, talus, fibul và được bao quanh bởi hệ thống dây chằng. Dây chằng có tác dụng giúp cổ chân đứng vững và hoạt động trong tư thế cân bằng. Khi dây chằng bị rách hoặc một trong ba xương bị tổn thương sẽ làm cho cổ chân kém vững và ảnh hưởng đến hoạt động đi lại cũng như gây đau cho người bệnh.

Nguyên nhân gây đau khớp cổ chân là gì?

Khi chữa đau khớp cổ chân, người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp. Bởi vì có rất nhiều nguyên nhân gây đau khớp cổ chân, đây có thể là do chấn thương hoặc là biểu hiện của một bệnh lý nào đó. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp gây đau khớp cổ chân:

Khi dây chằng bị rách hoặc một trong ba xương ở cổ chân bị tổn thương sẽ gây đau khớp cổ chân Khi dây chằng bị rách hoặc một trong ba xương ở cổ chân bị tổn thương sẽ gây đau khớp cổ chân
  • Thoái hóa khớp: Khi càng lớn tuổi, các tế bào trong cơ thể sẽ dần bị lão hóa và tế bào sụn khớp cũng không ngoại lệ. Thoái hóa khớp diễn ra khi sụn khớp bị tổn thương và không thể tạo ra các sụn mới. Thoái hóa khớp cổ chân thường gặp ở người lớn tuổi, người béo phì hay người thường xuyên mang giày cao gót.
  • Viêm khớp dạng thấp: Là một loại bệnh tự miễn tác động lên nhiều khớp trong cơ thể. Là một trong những khớp chịu nhiều áp lực nhất thì khớp cổ chân là nơi rất dễ bị tổn thương bởi viêm khớp dạng thấp. Khi mắc phải căn bệnh này, màng bao hoạt dịch sẽ bị hư tổn do sụn khớp bị hao mòn và lâu dần thì gây nên tình trạng viêm khớp, cứng khớp.
  • Viêm bao hoạt dịch: Là tình trạng các bao hoạt dịch ở khớp cổ chân bị tổn thương và viêm nhiễm khi gặp chấn thương. Viêm bao hoạt dịch thường xuất hiện ở những người làm công việc chân tay nặng nhọc hoặc những người chơi thể thao. 
  • Viêm gân: Khi dây chằng hoạt động quá nhiều, gân có thể bị viêm và gây đau khớp cổ chân. Những người thường xuyên chơi thể thao và làm việc nặng nhọc là đối tượng dễ bị viêm gân. 
  • Chấn thương vật lý, bong gân: Trong các hoạt động chạy bộ, chơi thể thao, bạn có thể bị té ngã. Từ đó dẫn đến các chấn thương vật lý như bong gân, trật khớp,... gây đau khớp cổ chân.

Chữa đau khớp cổ chân như thế nào?

Việc chữa đau khớp cổ chân hay các bệnh về xương khớp nói chung thường không dễ dàng. Đa số các bệnh xương khớp thường không có cách điều trị dứt điểm mà chỉ có thể cải thiện tình trạng bệnh. Một số phương pháp chữa đau khớp cổ chân thường được áp dụng gồm:

Thuốc giảm đau, kháng viêm

Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm là cách chữa đau khớp cổ chân thông thường được bác sĩ chỉ định. Nếu bị đau khớp cổ chân do thoái hóa hay viêm khớp thì người bệnh có thể dùng thêm thuốc kháng viêm không chứa Steroid theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng các sản phẩm bôi ngoài da để bôi trực tiếp lên vùng khớp bị đau. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các sản phẩm này không được chứa methyl salicylate. Bởi vì thành phẩn này có thể gây tổn thương cho da và các khớp xương.

Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm là cách chữa đau khớp cổ chân thông thường được bác sĩ chỉ định Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm là cách chữa đau khớp cổ chân thông thường được bác sĩ chỉ định

Đối với những tình trạng nghiêm trọng, để chữa đau khớp cổ chân hiệu quả bác sĩ thường chỉ định tiêm corticoid tại chỗ. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn được dùng thêm một số loại thuốc giãn cơ để làm giảm cứng khớp, giúp bệnh nhân cử động dễ dàng hơn.

Bài thuốc dân gian chữa đau khớp cổ chân

Chữa đau khớp cổ chân bằng rượu tỏi

Trong tỏi có nhiều thành phần kháng viêm tốt, giúp hỗ trợ điều trị đau khớp cổ chân. Để chữa đau khớp cổ chân bằng cách này, bạn cần chuẩn bị tỏi và rượu trắng. Tỏi bóc vỏ, cắt mỏng rồi ngâm với rượu gạo trong khoảng 10 ngày. Khi thấy rượu chuyển sang màu vàng thì lấy ra dùng trước khi ăn và trước khi đi ngủ. Lưu ý, chỉ cần dùng mỗi lần một thìa nhỏ và cần kiên trì sử dụng đều đặn để có hiệu quả chữa trị rõ rệt.

Chữa đau khớp cổ chân bằng mật ong và bột quế

Mật ong và bột quế cũng là hai vị thuốc giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Pha đều 1 muỗng mật ong và bột quế với 1 ly nước ấm và uống mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Sử dụng kiên trì và đều dặn sẽ thấy hiệu quả giảm đau rất tốt.

Mật ong và bột quế là hai vị thuốc giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả Mật ong và bột quế là hai vị thuốc giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả

Ngoài việc dùng thuốc thì người bị đau khớp cổ chân cần phải nghỉ ngơi để cho cổ chân được thư giãn và hồi phục. Bạn cũng có thể dùng phương pháp chườm lạnh để giúp giảm đau. Ngoài ra, khi nằm nghỉ ngơi thì nên kê cao chân để giúp máu lưu thông đến nuôi dưỡng cơ và khớp chân dễ dàng.

Bị đau khớp cổ chân khám ở đâu?

Đau khớp cổ chân ít có khả năng gây tử vong. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe cũng như khả năng làm việc, sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần phải điều trị kịp thời để tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn gây biến chứng nguy hiểm. Vậy bị đau khớp cổ chân khám ở đâu? Sau đây là 5 địa điểm chuyên về khám và chữa trị xương khớp uy tín tại TP.HCM:

Người bị đau khớp cổ chân cần phải điều trị kịp thời để tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn gây biến chứng nguy hiểm Người bị đau khớp cổ chân cần phải điều trị kịp thời để tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn gây biến chứng nguy hiểm
  • Bệnh viện Nhân dân 115.
  • Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM.
  • Bệnh viện Chợ Rẫy.
  • Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1.
  • Phòng khám Chuyên khoa Thần kinh cột sống Hoa Kỳ (ACC).

Chữa đau khớp cổ chân chưa bao giờ là dễ dàng. Vì vậy bạn cần kiên trì thực hiện các phương pháp cũng như có các chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để chăm sóc tốt khớp cổ chân. 

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm