Cấu trúc giải phẫu của khớp cổ chân và các bệnh lý thường gặp
Ngày 26/04/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Một trong các khớp linh hoạt nhất trong cơ thể sau các khớp bàn tay chính là khớp cô chân. Các bệnh lý ảnh hưởng lên cổ chân sẽ gây giới hạn vận động, vì vậy biết cách xử trí khi đau khớp cổ chân là điều cần thiết.
Khớp cổ chân là nơi gặp nhau của xương chày, xương mác và xương sên, nối bàn chân của bạn với cẳng chân. Cổ chân của bạn cũng chứa sụn, dây chằng, cơ, dây thần kinh và mạch máu. Cổ chân di chuyển theo bốn hướng chính và bạn sử dụng chúng bất cứ khi nào bạn di chuyển bàn chân và cẳng chân của mình để đi đứng và chạy nhảy.
Giải phẫu cổ chân và khớp mắt cá chân
Khớp mắt cá chân là một khớp hoạt dịch có bản lề được hình thành bởi sự khớp nối của xương sên, xương chày và xương mác. Mặt khớp của mắt cá ngoài (mặt xương nhô ra ở xương mác dưới) tạo thành bờ ngoài của khớp cổ chân trong khi mặt khớp của mắt cá trong (mặt xương nổi lên ở xương chày dưới) tạo thành bờ trong của khớp. Phần trên của khớp cổ chân hình thành từ mặt khớp dưới của xương chày và bờ trên của xương sên. Ba mặt khớp này cùng hợp lại với nhau thành cổ chân.
Khớp mắt cá chân rất quan trọng trong quá trình đi lại vì nó thích nghi với bề mặt mà người ta bước đi. Các chuyển động xảy ra ở cổ chân là gập lòng bàn chân, duỗi lòng bàn chân, xoay trong và xoay ngoài. Các cơ của chân chia thành các khoang trước, sau và bên. Khoang sau của cẳng chân chia thành khoang sau nông và khoang sau sâu. Khoang nông phía sau bao gồm cơ bụng chân và cơ dép, là những cơ chính tham gia vào hoạt động gấp lòng bàn chân của cổ chân. Khoang sâu chứa cơ chày sau, cơ gấp các ngón dài và cơ gấp ngón cái dài.
Cơ gấp các ngón chân dài và cơ gấp ngón cái dài có vai trò trong việc gập lòng bàn chân mắt và cơ chày sau đóng vai trò trong việc xoay khớp mắt cá chân. Cơ chày trước, ở khoang trước của chân, là cơ chính tạo điều kiện cho khớp cổ chân gập mặt lưng. Cơ mác dài và cơ mác ngắn, nằm ở khoang bên của chân, có chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho việc lật khớp mắt cá chân.
Mắt cá chân được ổn định nhờ các dây chằng bên vững chắc ở cả bên trong và bên ngoài. Dây chằng ổn định chính về mặt trung gian là dây chằng delta, và về phía bên mắt cá chân có sự ổn định từ ba dây chằng riêng biệt, dây chằng mác trước và sau và dây chằng gót chân. Các dây chằng mác trước và sau nối xương sên với xương mác, và dây chằng gót nối xương mác với xương gót ở phía dưới. Dây chằng mác trước là dây chằng yếu nhất trong ba dây chằng bên và do đó dễ bị tổn thương nhất. Dây chằng delta thực sự bao gồm bốn dây chằng tạo thành một hình tam giác nối xương chày với xương thuyền, xương gót và xương sên.
Mắt cá chân là một khớp hoạt dịch. Các khớp hoạt dịch có khả năng di chuyển tự do nhất. Chúng được tạo thành từ một khoang trong xương mà xương khác vừa khít vào. Sụn hyaline trơn bao phủ các đầu xương tạo nên khớp hoạt dịch. Màng hoạt dịch - một túi chứa đầy chất lỏng giúp bôi trơn và bảo vệ khớp - lót khoảng trống giữa các xương. Lớp đệm bổ sung này giúp các khớp hoạt dịch di chuyển với ít ma sát nhất có thể.
Động mạch và thần kinh chi phối cho khớp cổ chân
Vì là vùng chuyển tiếp giữa cẳng chân và mắt bàn chân, cổ chân có hệ thống thần kinh và động mạch phong phú.
Mạch máu ở mắt cá chân
Nguồn cung cấp máu chính cho mắt cá chân đến từ động mạch chày trước, động mạch chày sau và động mạch mác.
Động mạch chày trước chia thành động mạch mắt cá trong trước (cung cấp cho mắt cá trong), động mạch mắt cá ngoài trước ngoài (cung cấp cho mắt cá ngoài) và động mạch mu bàn chân (cung cấp cho mu bàn chân).
Động mạch chày sau chia thành động mạch mắt cá trong sau (cung cấp cho mắt cá trong) và động mạch xương gót trong (cung cấp cho gót chân). Các nhánh tận của động mạch chày sau là động mạch gan chân ngoài và động mạch gan chân trong.
Động mạch mác được chia thành động mạch xuyên, động mạch mắt cá ngoài sau và động mạch xương gót ngoài. Động mạch xuyên nối với động mạch mắt cá ngoài trước và cấp máu cho xương sên sau. Động mạch mắt cá ngoài sau cấp máu cho mắt cá ngoài và động mạch xương gót ngoài cấp máu cho gót chân.
Dây thần kinh ở mắt cá chân
Sự chi phối thần kinh ở cổ chân bắt nguồn từ đám rối thắt lưng và đám rối xương cùng.
Đám rối thắt lưng tạo ra dây thần kinh đùi, trở thành dây thần kinh hiển khi đến mặt trong của đầu gối. Dây thần kinh hiển đi xuống dọc theo trong cẳng chân rồi chia thành hai nhánh (một nhánh kết thúc ở mắt cá chân và một nhánh đi trước mắt cá chân đến mặt trong của bàn chân) và cung cấp sự phân bố cảm giác cho khớp cổ chân trong và vòm giữa của bàn chân.
Dây thần kinh hông hình thành từ đám rối xương cùng, sau đó phân nhánh thành dây thần kinh chày và dây thần kinh mác chung.
Dây thần kinh mác chung di chuyển quanh chỏm mác và chia thành các dây thần kinh mác nông và sâu. Dây thần kinh mác nông di chuyển ở khoang bên của chân xuống để cung cấp sự phân bố cảm giác cho mắt cá ngoài.
Các vấn đề hoặc bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến mắt cổ chân
Mắt cá chân của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi bất cứ điều gì làm tổn thương xương hoặc mô liên kết, bao gồm:
Chấn thương gân Achilles và các chấn thương gân khác.
Gãy xương mắt cá chân.
Nếu gặp phải các chấn thương liên quan đến cổ chân, bạn sẽ gặp các triệu chứng như đau (đặc biệt khi di chuyển), viêm (sưng), nóng, đỏ quanh mắt cá, cứng cổ chân dẫn đến khó di chuyển,...
Khi chấn thương hoặc gãy mắt cá chân, bạn không chơi thể thao hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất cường độ cao nào có thể gây thêm chấn thương cho mắt cá chân của bạn. Thực hiện theo phương pháp RICE ngay khi bạn nhận thấy cơn đau hoặc các triệu chứng khác:
Nghỉ ngơi R: Tránh các hoạt động gây ra chấn thương cho bạn. Đừng cử động mắt cá chân của bạn quá nhiều trong khi nó đang lành.
Chườm đá I: Chườm đá lạnh hoặc túi nước đá bọc trong một chiếc khăn mỏng lên mắt cá chân của bạn trong 15 phút mỗi lần, vài lần một ngày.
Băng ép C: Bạn có thể quấn mắt cá chân bằng băng thun để giúp giảm sưng.
Kê cao chân E: Kê mắt cá chân của bạn cao hơn mức tim thường xuyên nhất có thể để dẫn lưu máu tốt hơn.
Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn bị đau cổ chân sau chấn thương hoặc cơn đau trầm trọng hơn dù đã tích cực xử trí. Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây ra cơn đau và các triệu chứng khác của bạn, đồng thời sẽ đề xuất các phương pháp điều trị giúp bạn quay lại thói quen và hoạt động thông thường. Kiểm soát gãy xương ổn định bao gồm bó bột chân ngắn trong 4 đến 6 tuần có thể được đề xuất thực hiện.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.