Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chụp X-quang CT Cone Beam có vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh răng miệng cho cả người lớn và trẻ em. Vậy chụp phim CT Cone Beam là gì? Có công dụng ra sao?
Máy chụp phim CT Cone Beam tạo ra hình ảnh 3D của cấu trúc răng, xương, mô mềm, dây thần kinh trong vùng răng hàm mặt, giúp ích cho việc lập kế hoạch điều trị chính xác hơn. Mặc dù CT Cone Beam có mức độ phơi nhiễm bức xạ nhiều hơn một chút so với chụp X-quang với máy cầm tay, nhưng cách chụp này có ưu điểm hơn phim Panorama và phim chụp 2D.
Chụp phim CT Cone Beam hay còn gọi chụp cắt lớp hình nón dùng một loại máy chụp X-quang sử dụng công nghệ đặc biệt để tạo ra các hình ảnh 3D của toàn bộ hàm răng, chỉ qua một lần quét duy nhất. Hình ảnh thu được từ máy chụp CT Cone Beam giúp các nha sĩ có được phác đồ chi tiết, để lên kế hoạch điều trị chính xác cho người bệnh.
Trong quá trình chụp hình răng, tùy theo từng loại máy, người bệnh sẽ ngồi trên ghế hoặc nằm xuống. Máy chụp CT Cone Beam sẽ xoay quanh đầu người bệnh với một góc 360 độ để chụp toàn bộ các góc khó thấy nhất trong hàm răng. Các hình ảnh có độ phân giải cao sẽ kết hợp lại thành một tấm hình 3D duy nhất.
So với chụp X-quang răng truyền thống, phương pháp chụp phim CT Cone Beam mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như:
Trường hợp có thể khám lâm sàng thì không cần chụp CT Cone Beam. Trong những trường hợp không đặc biệt, bệnh nhân có thể chụp bằng phương pháp Panorama để dễ dàng lưu trữ hồ sơ bệnh án cho khách hàng vì phim CT Cone Beam có dung lượng khá lớn. Tuy nhiên, trong trường hợp bác sĩ cần thêm thông tin vì phim Panorama cho kết quả không đầy đủ nên sẽ chỉ định chụp phim CT Cone Beam 3D. Tuy chi phí cao và dung lượng lưu trữ lớn nhưng phương pháp chụp phim CT Cone Beam 3D vẫn là phương pháp cho kết quả đầy đủ và tốt nhất.
Phương pháp chụp phim CT Cone Beam khá an toàn cho người chụp.
Khi chụp CT Cone Beam, liều bức xạ cho thai nhi ở phụ nữ có thai chỉ từ 0,09 mSv đến 7,79 mSv, nhỏ hơn lượng bức xạ tự nhiên mà thai nhi nhận được từ môi trường sống. Phương pháp này an toàn hơn khi kết hợp các biện pháp bảo vệ như vòng cổ bằng chì và băng keo.
Mỗi máy quét CT Cone Beam 3D sẽ có kích thước trường khác nhau cho ra lượng tia khác nhau. Để giảm thiểu lượng tia cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ luôn chỉ định vùng hình ảnh nhỏ nhất.
Phim CT Cone Beam hỗ trợ tốt nhất cho các tiểu phẫu trong nha khoa như tiểu phẫu răng khôn vì nó cho thấy sự tương quan giữa dây thần kinh bên dưới và chân răng khôn, giúp định vị chính xác vị trí nhổ răng để không chạm vào dây thần kinh và chân răng khác.
Phim CT Cone Beam cón có tác dụng hỗ trợ đặt trụ Implant. Bằng cách xem mật độ xương, bác sĩ có thể dự đoán có cần ghép xương hay không và lựa chọn đường kính implant phù hợp nhất với ổ xương. Thông thường, nếu không có phim CT Cone Beam 3D, bác sĩ có thể chọn implant có đường kính nhỏ nhất để an toàn cho việc cấy ghép hoặc dự đoán đường kính implant bằng cách đo bề ngang xương theo phương pháp thăm khám lâm sàng. Tuy nhiên, với hai cách này, Implant sẽ không có được tuổi thọ lâu dài. Chính vì những lý do đó, sự hỗ trợ của chụp phim CT Cone Beam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn rất nhiều trong việc cấy ghép Implant.
Phim CT Cone Beam được dùng để đánh giá mối tương quan giữa xoang hàm trên và răng hàm trên để tránh Implant bị tụt vào xoang hàm trên hay mối liên hệ giữa dây thần kinh hàm dưới và răng hàm dưới để implant không chèn ép lên dây thần kinh. Đây là thông tin lâm sàng quan trọng để không gây tổn thương sau khi cấy ghép Implant.
Phim CT Cone Beam hỗ trợ rất nhiều trong điều trị chỉnh nha như xác định vị trí răng cần/bị tác động và vị trí cần nhổ răng.
Để đảm bảo việc chụp phim Cone Beam được thực hiện tốt, người chụp cần lưu ý một số vấn đề sau:
Nhiều người thắc mắc rằng chụp CT Cone Beam giá bao nhiêu. Trong khi giá chụp X-quang răng cận chóp có mức giá trung bình từ 50.000 đến 100.000 đồng một lần chụp thì giá chụp CT Cone Beam sẽ có tầm giá từ 250.000 đến 500.000 đồng. Giá chụp CT Cone Beam không giống nhau ở từng nơi tùy vào các cơ sở khám chữa bệnh khác nhau, độ hiện đại của máy, quy mô lớn nhỏ, trình độ y bác sĩ và cơ sở vật chất khác nhau mà có các mức giá chênh lệch nhau. Bệnh nhân có nhu cầu khám chữa răng nên tìm hiểu về các cơ sở khám chữa bệnh nha khoa trên website để có thể tham khảo và lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.
Tóm lại, so với phương pháp chụp X-quang răng truyền thống thì chụp phim CT Cone Beam có ưu điểm cung cấp hình ảnh 3D chất lượng tốt hơn, đồng thời giúp cho nha sĩ cũng có thể thấy được nhiều góc nhìn khác nhau chỉ với một lần quét duy nhất.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.