Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bàn chân bẹt là một dị tật phổ biến trên thế giới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống và sự phát triển của trẻ nhỏ. Để khắc phục vấn đề này có rất nhiều cách như phẫu thuật, luyện tập, dùng đế chỉnh hình… Đa số mọi người thường thắc mắc có cần thiết phải phẫu thuật bàn chân bẹt hay không?
Để giải đáp thắc mắc và tìm hiểu thêm về phẫu thuật bàn chân bẹt, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu nhé.
Bàn chân bẹt có mặt mu bằng phẳng, không bị lõm như bình thường. Một số trẻ em bụ bẫm cũng dễ nhầm lẫn với bàn chân bẹt. Dị tật này ở đa số trẻ em và tự hết khi 6 tuổi nếu bàn chân vận động tốt và mềm mại.
Thực tế, tất cả bàn chân của trẻ sơ sinh đều không có vòm, không lõm, giống như bàn chân bẹt. Khi trẻ phát triển đến 2 - 3 tuổi, vòm bàn chân sẽ dần được hình thành cùng với hệ thống dây chằng.
Vòm bàn chân giúp cho chúng ta chịu được trọng lực của cơ thể, giữ thăng bằng, đi đứng nhẹ nhàng và làm giảm phản lực từ mặt đất tác động lên chân khi di chuyển. Những người có hệ thống dây chằng lỏng lẻo sẽ dễ dẫn đến hiện tượng bàn chân bẹt. Các xương ở bàn chân không được cố định tốt, khi đi trên cát hoặc in mực lên giấy sẽ không có chỗ khuyết như dấu chân thông thường.
Nguyên nhân dẫn đến bàn chân bẹt thường do thói quen đi chân đất, đi dép hoặc xăng - đan có đế lót phẳng từ khi còn nhỏ tuổi. Một số trẻ em bẩm sinh có xương khớp mềm ở bàn chân cũng có thể phát triển thành bàn chân bẹt. Đây là dị tật có yếu tố di truyền vì ở nhiều gia đình, cả bố mẹ và con đều bị bàn chân bẹt.
Bên cạnh đó, việc mắc một số bệnh lý về xương khớp, thần kinh, đái tháo đường, béo phì, người cao tuổi và phụ nữ mang thai cũng làm tăng nguy cơ khiến bàn chân bị bẹt. Theo thống kê, có khoảng 30% dân số mắc hội chứng chân bẹt với nhiều cấp độ, có thể bị giãn, rách gân cơ chằng sau hoặc không. Lúc đầu, bàn chân bẹt không gây đau, tuy nhiên đến một thời điểm, khung xương không đủ lực chịu đựng cơ thể, mất cân bằng thì người bệnh sẽ bị đau mắt cá chân, đầu gối, khớp háng hoặc thắt lưng.
Trẻ em thường rất khó phân biệt bàn chân bẹt do trẻ bụ bẫm hoặc còn nhỏ chưa tập đi. hoặc trẻ bụ. Bình thường trẻ dưới 2 tuổi đều có các triệu chứng của bàn chân bẹt. Tuy nhiên từ 3 tuổi trở lên, các vòm bàn chân của trẻ bắt đầu hình thành.Vì vậy, bố mẹ có thể bắt đầu kiểm tra cho con lúc 3 tuổi bằng các cách sau:
Cách 1: Đầu tiên cần làm ướt bàn chân của trẻ bằng nước hoặc nếu có nước màu thì càng rõ. Sau đó đặt bàn chân của con để in lên một tờ giấy trắng hoặc tờ bìa sao cho có thể nhìn rõ dấu chân in. Nếu thấy dấu ấn của cả bàn chân trên bề mặt in thì có khả năng trẻ đã bị bàn chân bẹt. Ngược lại, nếu hình in có một khoảng trống nhỏ, hình vòm cong thì bố mẹ có thể yên tâm.
Cách 2: Cho trẻ dẫm chân lên cát, nếu cát lún và in hình bàn chân có đường vòm cong thì chân trẻ bình thường. Còn nếu trẻ in được cả bàn chân xuống cát thì có thể trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt.
Cách 3: Bố mẹ dùng trực tiếp ngón tay của mình đặt xuống dưới gan bàn chân của trẻ. Khi trẻ đứng trên mặt phẳng, các ngón tay của bố mẹ không luồn được vào gan bàn chân của con thì có thể trẻ đã bị bàn chân bẹt.
Hiện nay có một số phương thức mổ bàn chân bẹt là:
Không ít bệnh nhân lựa đã chọn điều trị bằng phương pháp phẫu thuật vì phương pháp này không chỉ giải quyết các cơn đau mà còn có khả năng tạo ra vòm bàn chân như bình thường. Tuy nhiên, phương pháp này rất khó thực hiện và tiềm ẩn nhiều rủi ro như:
Vì những nhược điểm trên nên giải pháp mổ bàn chân bẹt thường chỉ được thực hiện trong một số ít trường hợp như:
Bàn chân bẹt gây ra cảm giác đau nhức liên tục, xảy ra chủ yếu ở khớp gối, mắt cá chân, thắt lưng hoặc có thể lan lên hông… Vì vậy, không ít người bệnh phải dùng thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng tạm thời chứ không giải quyết được nguyên nhân vấn đề. Hơn nữa việc sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài, liều lượng cao sẽ ảnh hưởng nhiều đến chức năng gan. Do đó, người bệnh phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự dùng thuốc theo ý muốn.
Đối với người bị bàn chân bẹt, việc luyện tập cơ bàn chân là vô cùng cần thiết. Người bệnh có thể rèn luyện bằng cách dùng chân thay tay để thực hiện một số động tác như nhặt bi, sắp xếp đồ vật, viết chữ…
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyên mọi người tập những bài tập co giãn cơ bắp và gót chân. Ngoài ra, để thúc đẩy sự hình thành vòm bàn chân, bệnh nhân có thể massage lòng bàn chân với bóng gai.
Tuy nhiên, các biện pháp tập luyện trên không phát huy hiệu quả tốt nếu không kiên trì và bài bản. Nên kết hợp việc rèn luyện với sử dụng đế chỉnh hình bàn chân để mang lại hiệu quả tốt nhất cho bàn chân.
Trong các phương pháp ngoài phẫu thuật thì sử dụng đế chỉnh hình bàn chân là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng bệnh. Đế chỉnh hình bàn chân là một loại đế đặc biệt, được thiết kế chính xác để đặt vào trong giày hoặc gắn lên mặt đế của dép hoặc dép xăng đan. Đế chỉnh hình bàn chân được sản xuất từ việc quét chân hoặc đắp bột bàn chân để tạo ra khuôn chính xác với từng người.
Ngoài ra, người bị bàn chân bẹt khi mang đế này sẽ giảm bớt được áp lực từ cơ thể xuống bàn chân khi đi đứng và ngăn ngừa các biến chứng phát sinh. Hiện nay có rất nhiều loại đế chỉnh hình với các mức giá khác nhau phù hợp với nhu cầu từng người.
Như vậy, phẫu thuật bàn chân bẹt chỉ thực sự cần thiết trong một số trường hợp nhất định. Ngoài phẫu thuật cũng có một số phương pháp kết hợp cũng mang lại hiệu quả cao. Mong rằng qua bài viết trên đây mọi người có thể hiểu thêm về bàn chân bẹt và cách thức phẫu thuật. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh và đừng quên đừng quên theo dõi các bài viết khác của Nhà Thuốc Long Châu để cập nhập thêm kiến thức nhé.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...