Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Cơ chế của việc tiêm vắc xin phòng bệnh là gì? Những điều cần biết về vắc xin phòng bệnh

Ngày 30/11/2024
Kích thước chữ

Mọi người thường được nghe rằng tiêm ngừa vắc xin là phương pháp phòng bệnh hiệu quả, tuy nhiên ít ai hiểu được cơ chế của việc tiêm vắc xin phòng bệnh. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu cơ chế của việc tiêm vắc xin phòng bệnh là gì nhé.

Tiêm phòng vắc xin là một trong những biện pháp tốt nhất nhằm phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm. Đây được đánh giá là một trong những thành tựu y học vĩ đại vì có thể cứu sống khoảng 3 triệu người mỗi năm. Tuy nhiên cơ chế của việc tiêm vắc xin phòng bệnh là gì?

Tìm hiểu về vắc xin

Trước khi tìm hiểu cơ chế của việc tiêm vắc xin phòng bệnh là gì thì chúng ta cùng tìm hiểu chung về vắc xin nhé. Vắc xin là một chế phẩm sinh học có chứa vi khuẩn hoặc virus ở dạng sống hoặc đã giảm động lực học/bất hoạt hoặc đã chết (còn gọi là kháng nguyên). Một số vắc xin chứa các thành phần như protein hoặc đoạn gen tái tổ hợp của vi sinh vật. Vắc xin có thể bảo vệ bạn khỏi những căn bệnh nguy hiểm, thường có khả năng gây tử vong cho bệnh nhân. Vắc xin giúp kích thích hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể nhằm tăng cường sức đề kháng, giúp chống lại bệnh hiệu quả hơn. 

 Cơ chế của việc tiêm vắc xin phòng bệnh là gì? Những điều cần biết về vắc xin phòng bệnh 1
Vắc xin là chế phẩm sinh học có chứa kháng nguyên giúp bảo vệ cơ thể trước các bệnh nguy hiểm

Các loại vắc xin phòng bệnh hiện nay

Trước đây vắc xin được chia làm 3 loại bao gồm: Vắc xin giải độc tố, vắc xin bất hoạt và vắc xin giảm độc lực. Tuy nhiên với sự phát triển của nền y học hiện nay, vắc xin có thêm 2 loại mới là: Vắc xin tái tổ hợp và vắc xin chiết tách. Cụ thể như sau:

  • Vắc xin giải độc tố: Tác nhân gây bệnh không chỉ là các loại virus, vi khuẩn, vi sinh vật,... mà còn có thể là độc tố của chúng. Vì vậy vắc xin giải độc tố được nghiên cứu và phát triển dựa vào độc tố của các tác nhân gây bệnh mà thường là vi khuẩn tiết ra. Vắc xin giải độc tố sẽ kích thích cơ thể sản sinh phản ứng miễn dịch chủ động và đặc hiệu hướng đến tác nhân gây bệnh trực tiếp.
  • Vắc xin bất hoạt: Đây là loại vắc xin được nghiên cứu và phát triển từ vi sinh vật gây bệnh đã chết, không có khả năng gây bệnh cho cơ thể. Nhờ đó mà vắc xin bất hoạt có tính an toàn hơn các loại vắc xin khác. Tuy nhiên vắc xin bất hoạt có khả năng miễn dịch yếu hơn các loại vắc xin sống.
  • Vắc xin giảm độc lực: Vắc xin giảm độc lực được nghiên cứu dựa trên vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc tương đương nhưng đã được giảm độc lực và không còn khả năng gây bệnh cho cơ thể. Vắc xin giảm độc lực giúp kích thích cơ thể tạo ra nhiều kháng thể và có thể tạo hệ miễn dịch lâu dài với 1 hoặc 2 mũi tiêm.
  • Vắc xin tái tổ hợp: Đây là loại vắc xin chứa nhiều loại virus, vi khuẩn kháng nhau. Vắc xin tái tổ hợp được tạo từ công nghệ gen, sử dụng các đoạn DNA/Protein để kích hoạt hệ miễn dịch.
  • Vắc xin tách chiết: Vắc xin tách chiết là loại vắc xin được nghiên cứu và phát triển từ một phần cụ thể nào đó của virus hoặc vi khuẩn gây bệnh mà không phải là toàn bộ tác nhân gây bệnh. Đây là loại vắc xin chỉ chứa một phần nhỏ mầm bệnh và không có nguy cơ gây bệnh cho cơ thể, vì vậy vắc xin tách chiết cũng được đánh giá là một trong những loại vắc xin an toàn.
 Cơ chế của việc tiêm vắc xin phòng bệnh là gì? Những điều cần biết về vắc xin phòng bệnh 2
Vắc xin tái tổ hợp là một trong 5 loại vắc xin hiện nay với khả năng chống lại nhiều bệnh trong một mũi tiêm

Cơ chế của việc tiêm vắc xin phòng bệnh là gì?

Ai cũng biết rằng tiêm phòng vắc xin giúp bảo vệ cơ thể trước những bệnh nguy hiểm, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về cơ chế của việc tiêm vắc xin phòng bệnh là gì. Cơ chế tiêm phòng vắc xin là đưa kháng nguyên vào cơ thể nhằm hình thành kháng thể và đồng thời giúp cơ thể ghi nhớ kháng nguyên. Cụ thể cơ chế của việc tiêm vắc xin phòng bệnh như sau:

Tiêm vắc xin vào cơ thể

Bạn có thể đưa vắc xin vào cơ thể thông qua 3 hình thức như tiêm, uống hoặc đưa vào đường hô hấp. Đối với vắc xin đường tiêm có các kỹ thuật tiêm chính như tiêm bắp, tiêm dưới da và tiêm trong da. Đối với vắc xin đường uống được đưa vào cơ thể thông qua miệng, đây là cách đưa vắc xin vào cơ thể dễ dàng hơn so với đường tiêm và có thể kích hoạt miễn dịch trên niêm mạc tiêu hóa. Còn đối với vắc xin đưa vào bằng đường hô hấp sẽ thông qua mũi hoặc họng. Tuy nhiên, loại vắc xin này chưa phổ biến ở Việt Nam.

 Cơ chế của việc tiêm vắc xin phòng bệnh là gì? Những điều cần biết về vắc xin phòng bệnh 3
Cơ chế của việc tiêm vắc xin phòng bệnh là gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi đưa vắc xin vào cơ thể

Nhận diện kháng nguyên

Sau khi tiêm vắc xin vào cơ thể, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ nhận diện kháng nguyên từ đó triệt tiêu và ghi nhớ. Nhận diện kháng nguyên là một trong những đáp án của cơ chế của việc tiêm phòng bệnh là gì. Ngoài ra, đây cũng là nền móng vững chắc để cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh trong tương lai và tạo được trí nhớ miễn dịch.

Sản xuất kháng thể nhằm tiêu diệt kháng nguyên

Tế bào lympho là tế bào chính của hệ miễn dịch với chức năng ghi nhớ những mầm bệnh trước đó và tiêu diệt chúng nếu có các tác nhân bệnh quay trở lại tấn công cơ thể. Cụ thể khi tế bào lympho B phát hiện kháng nguyên được đưa vào cơ thể, tế bào lympho B sẽ tiết ra các protein đặc hiệu nhằm vô hiệu hóa kháng nguyên. 

 Cơ chế của việc tiêm vắc xin phòng bệnh là gì? Những điều cần biết về vắc xin phòng bệnh 4
Sau khi tiêm vắc xin vào cơ thể thì các tế bào lympho B sẽ sản sinh ra kháng thể để tiêu diệt các kháng nguyên

Tế bào lympho T ghi nhớ và bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh

Một trong những cơ chế của việc tiêm vắc xin phòng bệnh là gì? Đó chính là tế bào lympho T sẽ ghi nhớ và bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Tế bào lympho T trong cơ thể đảm nhận chức năng phá hủy tế bào tổn thương cùng với cảnh báo bạch cầu. Mỗi loại tế bào lympho T giữ một vai trò riêng biệt trong hệ thống miễn dịch giúp phối hợp phản ứng miễn dịch và tấn công các tế bào khác để chống lại virus và vi khuẩn gây bệnh.

Tiêm phòng vắc xin được đánh giá là một trong những biện pháp an toàn nhằm phòng tránh bệnh hiệu quả. Hy vọng với những thông tin trong bài viết này bạn đã có thể hiểu hơn về cơ chế của việc tiêm vắc xin phòng bệnh là gì. Việc tiêm phòng vắc xin có thể bảo vệ bạn, gia đình và cả cộng đồng, vì vậy hãy chủ động liên hệ với các cơ sở y tế để thực hiện tiêm phòng khi cần bạn nhé. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin