Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Tế bào lympho B: Những điều cần biết về hệ miễn dịch của cơ thể

Ngày 28/04/2024
Kích thước chữ

Tế bào lympho B được tạo ra trong tủy xương và hoạt động trong máu, với vai trò tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể, cùng phối hợp với nhau để ngăn chặn các tác nhân gây bệnh.

Hệ thống miễn dịch của cơ thể bao gồm nhiều tế bào miễn dịch, trong đó có tế bào lympho B với cơ chế sản sinh kháng thể và ghi nhớ kháng nguyên, giữ vai trò quan trọng giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng và nhiều bệnh lý. Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu hơn về vai trò đặc biệt và nguồn gốc hình thành của tế bào lympho B, mọi người cùng xem qua nhé.

Thông tin tổng quát về tế bào lympho

Trước khi tìm hiểu kỹ về tế bào lympho B, chúng ta cần nắm được khái niệm chung về tế bào lympho. Trong cơ thể dòng máu sẽ lưu thông qua động - tĩnh mạch chứa các loại tế bào khác nhau như: Hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu.

Tế bào lympho là gì?

Trong đó bạch cầu đảm nhiệm vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch/sức đề kháng của cơ thể. Khi hệ miễn dịch yếu tức là cơ thể không đáp ứng đủ tế bào bạch cầu trong máu, có thể nói đây là một mạng lưới phức tạp với mục tiêu bảo vệ cơ thể khỏi các loại virus, vi khuẩn hoặc bất kỳ mối đe dọa nào khác.

Sau đó bạch cầu lại được chia thành nhiều loại khác nhau như bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, đại thực bào, đặc biệt là tế bào lympho đảm nhiệm hai vị trí vừa là tế bào bạch cầu vừa là một phần của hệ miễn dịch. Chúng được sản xuất tại 4 vị trí trong cơ thể như lá lách, các hạch bạch huyết, tuyến ức nằm dưới xương ức và tủy xương.

Tế bào lympho B: Những điều cần biết về hệ miễn dịch của cơ thể 1
Những điều cần biết về tế bào lympho

Lượng tế bào lympho có trong cơ thể

Nồng độ tế bào lympho trong cơ thể con người, sẽ phụ thuộc vào giới tính, thói quen sinh hoạt, nơi sinh sống và chủng tộc mà dao động trong các khoảng dưới đây:

  • Người trưởng thành: Trung bình từ 1000 đến gần 5000 tế bào lympho/1 μL máu.
  • Trẻ em: Trung bình từ 3.000 đến gần 10000 tế bào lympho/1 μL máu.

Trong trường hợp lượng tế bào lympho vượt cao hoặc thấp hơn khoảng này cho biết cơ thể đang có một căn bệnh nào đó.

Các loại tế bào lympho trong cơ thể

Tế bào lympho sẽ được chia thành hai loại chính là tế bào lympho B và tế bào lympho T đều có nguồn gốc từ tủy sống. Sau đó một số tế bào sẽ di chuyển sang vị trí tuyến ức gọi là tế bào lympho T, số còn lại ở trong tủy xương là tế bào lympho B và đảm nhiệm từng chức năng như sau:

  • Tế bào lympho B: Kết hợp với hệ miễn dịch tạo ra một kháng thể protein nhất định để chống lại các chất lạ xâm nhập vào cơ thể, được gọi là kháng nguyên. Mỗi kháng thể sẽ tương thích với một kháng nguyên để thực hiện phá hủy.
  • Tế bào lympho T: Hỗ trợ cơ thể tiêu diệt các tế bào đã bị virus tấn công hoặc trở thành ung thư bằng cách kích hoạt kiểm soát phản ứng miễn dịch với tác nhân lạ và kích hoạt các tế bào khác hỗ trợ.

Ngoài hai tế bào lympho B và T, cơ thể còn có thêm tế bào lympho NK hay còn gọi là tế bào tiêu diệt tự nhiên, có khả năng phát hiện nhanh chóng các chất lạ xâm nhập từ bên ngoài và có chức năng giống với tế bào lympho T.

Tế bào lympho B: Những điều cần biết về hệ miễn dịch của cơ thể 2
Tế bào lympho T và B đều có nguồn gốc từ tủy sống nhưng sẽ đảm nhiệm chức năng khác nhau

Quá trình phát triển của tế bào lympho B

Tế bào lympho B trong cơ thể chiếm từ 5 - 15% lymphocytes trong máu, được hình thành từ tủy xương rồi di chuyển tới hạch bạch huyết, phần lớn các tế bào B trở thành tế bào plasma hoặc số ít là tế bào nhớ khi kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể và đụng vào chúng.

Các tế bào plasma tạo ra protein kích thước lớn gọi là immunoglobulin đảm nhiệm vai trò ghi nhớ sinh vật lạ xâm nhập vào cơ thể, đồng thời huy động các kháng thể khác trong máu đến vị trí chỉ định để tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

Vai trò và quá trình biệt hóa của tế bào lympho B

Sau khi hiểu được khái niệm và quá trình trưởng thành của tế bào B, tiếp theo là các thông tin nói về vai trò và quá trình biệt hóa của tế bào lympho B.

Vai trò của tế bào lympho B

Tế bào lympho B sẽ phát hiện ra kháng nguyên lạ, đồng thời tiết ra kháng thể chống lại vô hiệu hóa các kháng nguyên này. Trong đó mỗi lympho B sẽ tạo ra mỗi kháng thể khác nhau, thuộc nhóm hóa chất immunoglobulin:

  • Immunoglobulin G (IgG): Phát hiện vi khuẩn giúp tế bào khác nhận ra để xử lý.
  • IgM: Loại bỏ vi khuẩn.
  • IgE: Ngăn chặn ký sinh trùng - nguyên nhân gây dị ứng.
  • IgA: Có mặt trong các chất dịch để bảo vệ “lối vào” của cơ thể.
  • IgD: Kết hợp với tế bào B để xây dựng "bức tường" phản ứng miễn dịch.

Kháng thể được sinh ra bởi tế bào bạch cầu lympho B không thể tiêu diệt được kháng nguyên, sau đó việc tiêu diệt thuộc về các tế bào khác như thực bào.

Tế bào lympho B: Những điều cần biết về hệ miễn dịch của cơ thể 3
Tế bào lympho B có khả năng ghi nhớ các kháng nguyên đã từng tiếp xúc trong thời gian dài

Quá trình biệt hoá của tế bào lympho B trong hệ miễn dịch

Lympho B lưu thông trong máu và sẽ dừng tại hạch bạch huyết, lách và được một kháng nguyên kích hoạt, lúc này tế bào B sẽ trở thành tế bào huyết tương để sản xuất ra những kháng thể tương thích với tác nhân xâm nhập, do đó trong cơ thể có đến hàng triệu tế bào B chống lại các nhiễm trùng khác nhau.

Khả năng ghi nhớ dài hạn đặc biệt của lympho B như đã đề cập là ưu điểm để chúng phản hồi nhanh khi tiếp xúc với những kháng nguyên trước đó, vì thế giúp cơ thể duy trì khả năng miễn dịch trước nhiều bệnh lý khác nhau. Theo đó nếu bạn thực hiện chích ngừa một bệnh nào đó, trong vacxin đã có kháng nguyên kích thích tế bào lympho B tạo kháng thể để tấn công lại tác nhân gây bệnh trong nhiều năm về sau.

Kết quả xét nghiệm tế bào lympho B thể hiện điều gì?

Xét nghiệm tế bào lympho B được thực hiện khi xuất hiện triệu chứng nghi ngờ hệ miễn dịch suy yếu, khi số lượng tế bào bất thường đã chỉ ra một số rối loạn của cơ thể.

Khi tế bào lympho B tăng

Tế bào lympho B: Những điều cần biết về hệ miễn dịch của cơ thể 4
Bệnh u lympho ác tính xuất hiện khi số lượng tế bào lympho bất thường trong cơ thể

Khi tế bào lympho B giảm

  • Mắc các bệnh di truyền, bẩm sinh hoặc rối loạn suy giảm miễn dịch;
  • Mắc một số bệnh ung thư trong các tế bào bạch huyết;
  • Mắc các bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải như HIV hoặc AIDS.

Nếu cơ thể có những triệu chứng rõ rệt hơn, bạn nên đến các cơ sở y tế lớn để thăm khám và nhận tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất.

Hy vọng bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về đặc điểm và quá trình hình thành, phát triển của tế bào lympho B trong cơ thể. Qua đó có thể hiểu rõ cơ chế hoạt động của nhiều loại tế bào, để chủ động bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Xem thêm: Tế bào kupffer là gì? Sự thật về thủ phạm gây ra các bệnh cho gan

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin