Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hệ miễn dịch là yếu tố cần thiết để duy trì sự sống và sức khỏe của mỗi người, bảo vệ chúng ta khỏi các tác nhân gây bệnh trong môi trường sống. Nó đóng vai trò như một "lá chắn" tự nhiên của cơ thể chống lại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Thiếu hệ miễn dịch, cơ thể dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh và khó khăn trong việc phục hồi sau thương tổn. Những thông tin dưới đây của nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn hiểu thêm về cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch.
Hệ miễn dịch hiện diện khắp cơ thể và bao gồm nhiều loại tế bào, cơ quan, protein và mô khác nhau. Hệ miễn dịch có khả năng phân biệt giữa mô cơ thể, mô ngoại lai, nó cũng có khả năng nhận biết và loại bỏ các tế bào chết hoặc hỏng. Vậy cụ thể hệ miễn dịch có vai trò gì?
Hệ miễn dịch là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều phần khác nhau cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch có nhiệm vụ chính là chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài như virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Vì vậy, khi hệ miễn dịch không hoạt động đúng cách hoặc bị suy yếu, cơ thể dễ mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Có ba loại miễn dịch chính là miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch thích nghi và miễn dịch thụ động:
Mỗi người khi sinh ra đều được "trang bị" một hệ thống miễn dịch bẩm sinh, là khả năng tự nhiên của cơ thể chống lại các mầm bệnh từ bên ngoài, một phần không thể thiếu trong việc bảo vệ sức khỏe của con người và nhiều loài động vật khác. Hệ miễn dịch này bao gồm các cơ chế tự nhiên của cơ thể, các rào cản bên ngoài như da và màng nhầy của hệ hô hấp và tiêu hóa.
Nếu mầm bệnh vượt qua được các rào cản của miễn dịch bẩm sinh, hệ miễn dịch có thể phản ứng theo hai cách chủ động hoặc thụ động.
Tầm quan trọng của hệ miễn dịch này có thể kể đến đó là bảo vệ cơ thể tránh khỏi các mầm bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Khi tiếp xúc với bệnh tật hoặc tiêm vắc-xin, cơ thể sẽ tự tạo ra một lượng kháng thể đủ để chống lại các mầm bệnh khác nhau. Quá trình này tạo ra bộ nhớ miễn dịch, cho phép hệ thống miễn dịch nhớ lại những "kẻ thù" trước đó.
Miễn dịch thụ động xảy ra khi cơ thể "mượn" kháng thể từ một nguồn khác, nhưng không tự tạo ra kháng thể. Ví dụ, em bé nhận được kháng thể từ người mẹ qua cả thai kỳ và sữa mẹ sau khi sinh. Loại miễn dịch này đem lại khả năng bảo vệ trẻ khỏi một số bệnh nhiễm trùng trong giai đoạn đầu đời. Tuy nhiên, nó không kéo dài mãi mãi do phụ thuộc vào việc cung cấp kháng thể từ nguồn bên ngoài.
Loại bạch cầu này chiếm đến khoảng 60-70% trong tổng số bạch cầu trong cơ thể. Chúng có nhiệm vụ chính là tìm kiếm và tiêu diệt các tác nhân gây hại khi xâm nhập vào cơ thể. Mức độ bạch cầu trung tính trong máu thường dao động từ 2-8g/l. Sự tăng cao của bạch cầu trung tính thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp vấn đề hoặc đang phải đối mặt với một tình trạng bệnh lý cần can thiệp kịp thời.
Chiếm khoảng 15-30% tổng số bạch cầu, bạch cầu lympho B được lưu trữ trong các cơ quan bạch huyết như: Tuyến ức, lách, tủy xương và hạch bạch huyết. Loại tế bào này được sinh ra từ khu vực tủy xương và có khả năng giúp cơ thể ghi nhớ các mầm bệnh đã từng gặp, để từ đó có thể nhận biết và đối phó khi mầm bệnh tái phát trong tương lai.
Bạch cầu Lympho T chiếm từ 15%-30% trong tổng số bạch cầu, chúng có khả năng tiêu diệt các tế bào nhiễm bệnh, đồng thời duy trì sự hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự phát triển của các tế bào bệnh hoặc tế bào nhiễm virus.
Tất cả các loại tế bào bạch cầu đều đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh và duy trì môi trường nội bào ổn định. Đại thực bào và dưỡng bào, mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số lượng bạch cầu, nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các tế bào chết trong cơ thể. Chúng là hai loại tế bào đặc trưng cho giai đoạn cuối cùng của sự phát triển của bạch cầu.
Thành phần chính của hệ miễn dịch là các tế bào bạch cầu (leukocytes). Trong cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch những tế bào này thông thường được lưu thông trong máu và có thể di chuyển đến mọi phần của cơ thể thông qua hệ thống mạch máu (bao gồm cả động mạch, tĩnh mạch và mạch bạch huyết). Chúng liên tục kiểm tra cơ thể để phát hiện và ngăn chặn các tác nhân gây hại.
Hệ thống tế bào bạch cầu được phân bổ khắp cơ thể và tập trung nhiều nhất tại các vùng quan trọng như: Lá lách, tuyến ức, tủy xương và hạch bạch huyết.
Tế bào bạch cầu chia thành hai loại chính: Tế bào lympho và thực bào, mỗi loại đóng vai trò riêng trong bảo vệ cơ thể. Hệ miễn dịch hoạt động theo nhiều cơ chế khác nhau tùy thuộc vào loại tế bào.
Thực bào là tế bào bạch cầu chủ yếu có nhiệm vụ tiêu diệt mầm bệnh bằng cách ăn chúng hoặc hấp thụ và tiêu hủy. Có nhiều loại thực bào khác nhau với các nhiệm vụ cụ thể:
Các tế bào lympho đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch bằng cách giúp cơ thể không bị tái bệnh. Chúng ghi nhớ các mầm bệnh đã từng xâm nhập vào cơ thể, để khi những mầm bệnh này xuất hiện một lần nữa, các tế bào lympho có thể tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Các tế bào lympho thường được sản sinh từ phần tủy xương và lan tỏa đến khắp cơ thể để tìm kiếm và tiêu diệt mầm bệnh. Một số tế bào lympho sẽ ở lại trong vùng tủy xương với vai trò quan trọng khác.
Các tế bào lympho được phân chia thành hai loại chính: Tế bào lympho B và tế bào lympho T. Tế bào lympho B tạo ra các kháng thể và truyền tin về các tác nhân gây bệnh cho tế bào lympho T. Trong khi đó, tế bào lympho T tiêu diệt các tế bào đã bị tổn thương và tiếp tục truyền tin cảnh báo đến các tế bào bạch cầu khác. Mặc dù có các nhiệm vụ khác nhau trong việc bảo vệ cơ thể, các tế bào này vẫn liên kết chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau trong việc phát hiện và tiêu diệt "kẻ thù".
Các vấn đề về rối loạn hệ miễn dịch phát sinh do tính phức tạp của cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch, có thể gây ra nhiều loại rối loạn khác nhau:
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu thêm về cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch. Mỗi người từ khi sinh ra đã được trang bị một hệ miễn dịch bẩm sinh, nhưng chúng ta hoàn toàn có khả năng tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch thông qua việc tiêm phòng đầy đủ, duy trì lối sống lành mạnh và thực hiện các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần được giải quyết. Điều này là cách hiệu quả nhất để bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ đe dọa sức khỏe.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.