Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tế bào lympho T là loại tế bào khá đặc biệt trong cơ thể và được chia làm 3 loại chính. Mỗi loại lympho T lại có một chức năng khác nhau. Hãy cùng khám phá loại tế bào này trong bài viết sau nhé.
Tủy xương của người có khả năng tạo ra 2 loại tế bào là lympho B và lympho T. Trong đó, tế bào lympho T đóng vai trò quan trọng với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Lympho T được lưu hành trong máu và có chức năng chính là bảo vệ cơ thể trước những mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài.
Trước khi tìm hiểu về tế bào lympho T, chúng ta hãy cùng khám phá một chút về các loại tế bào lympho T nhé. Tế bào T được phát triển và hình thành tại gốc gan hoặc tủy xương người và trưởng thành trong tuyến ức, được biệt hóa, đặc trưng bởi những loại khác nhau như:
Phương pháp xét nghiệm lympho T là một bước xét nghiệm quan trọng đối với một vài bệnh lý đặc thù, nhất là những bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch và khả năng miễn dịch của cơ thể. Thực hiện xét nghiệm tế bào lympho T giúp bác sĩ nhận định được số lượng và phân bổ lympho T, từ đó chẩn đoán bệnh lý và theo dõi quá trình điều trị, diễn biến của bệnh.
Nếu bạn có triệu chứng rối loạn hệ miễn dịch, suy giảm miễn dịch, ví dụ như nhiễm HIV thì thực hiện xét nghiệm tế bào lympho T là điều cần thiết, không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra, khi có dấu hiệu của một số bệnh lý khác như bệnh bạch cầu hoặc ung thư, bác sĩ thường sẽ chỉ định xét nghiệm lympho T cho bạn để nhận thấy bất thường về số lượng tế bào lympho T trong máu.
Một số triệu chứng khi bị rối loạn suy giảm miễn dịch bạn cần hết sức chú ý:
Để quá trình thực hiện xét nghiệm tế bào lympho T diễn ra một cách thuận lợi và chính xác nhất, bạn cần chuẩn bị một chút trước khi tiến hành. Khi thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ hoặc y tá sẽ lấy một mẫu máu nhỏ từ tĩnh mạch của người bệnh, vị trí lấy thường là ở cánh tay để tiến hành xét nghiệm dựa trên mẫu máu này.
Trước khi xét nghiệm tế bào lympho T, bạn cần trao đổi với bác sĩ về vấn đề sức khỏe mà bản thân đang gặp phải (nếu có) và cả những loại thuốc đang sử dụng, kể cả thuốc có kê đơn lẫn thuốc không kê đơn bởi một số hoạt chất trong thuốc có thể làm số lượng tế bào lympho T bị ảnh hưởng, dẫn đến sai lệch kết quả xét nghiệm và chẩn đoán bệnh không còn chính xác.
Khi này, có thể bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn nên ngưng sử dụng thuốc một thời gian để số lượng lympho T trở về ổn định và tiến hành xét nghiệm, nếu thuốc quan trọng, có thể bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thay thế tạm thời cho bệnh nhân.
Một số loại thuốc thường gặp có thể gây ảnh hưởng đến tế bào lympho T:
Ngoài ra, thực hiện phẫu thuật hay tinh thần căng thẳng, lo lắng thường xuyên cũng làm cho số lượng lympho T trong máu bị ảnh hưởng dẫn đến xét nghiệm không chính xác.
Sau khi thực hiện xét nghiệm tế bào lympho T, bạn muốn biết số lượng lympho T trong máu thể hiện điều gì, có dấu hiệu nào là bệnh lý hay vấn đề sức khỏe thì hãy theo dõi những thông tin tiếp sau đây nhé.
Ở người bình thường, số lượng tế bào lympho T thường rơi vào khoảng 500 - 1600 tế bào trên một milimet máu, nếu con số xét nghiệm ra cao hoặc thấp hơn có khả năng là:
Số lượng tế bào lympho T tăng cao: Có thể cơ thể đang phải “chiến đấu” với mầm bệnh hoặc gặp vấn đề như chứng tăng bạch cầu đơn nhiễm khuẩn, dấu hiệu mắc bệnh ung thư máu, đa u tủy xương hoặc rối loạn di truyền,...
Số lượng tế bào lympho T giảm: Trường hợp số lượng tế bào lympho T giảm thường gặp nhiều hơn là trường hợp tăng, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm vi rút, nấm, quá trình lão hóa, bệnh rối loạn suy giảm miễn dịch, tiếp xúc với bức xạ hay HIV/AIDS,... Cũng có trường hợp tế bào lympho T ít là do bẩm sinh.
Hy vọng những thông tin về tế bào lympho T cũng như xét nghiệm lympho T trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về loại tế bào phổ biến trong hệ thống miễn dịch này. Việc xét nghiệm lympho T chưa thể hiện hết bệnh lý nên bạn không nên quá lo lắng mà cần thực hiện các kiểm tra chuyên sâu hơn nữa nhé.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.