Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Giới tính/
  4. Sức khỏe sinh sản

Có kinh uống nước đá được không? Cách giảm đau bụng khi tới tháng

Ngày 28/09/2023
Kích thước chữ

Đâu là câu trả lời chi tiết về việc có kinh uống nước đá được không? Tìm hiểu về ảnh hưởng của nước đá đối với kinh nguyệt và cách giảm những cơn đau khi tới “kỳ dâu” với nhà thuốc Long Châu ngay nhé!

Trong những ngày hè oi bức, nước đá trở thành cứu tinh giúp mọi người xua tan cái nóng. Thế nhưng liệu rằng khi có kinh uống nước đá được không? Đây là câu hỏi được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Trong bài viết này hãy để chúng tôi giải đáp thắc mắc "có kinh uống nước đá được không?" và gợi ý các cách giảm đau bụng khi tới tháng nhé!

Có kinh uống nước đá được không?

Nước đá thường được làm từ nước lọc và nước tinh khiết, sau đó được bảo quản ngăn đá tủ lạnh trong một khoảng thời gian nhất định. Vào những ngày tiết trời nóng bức, hầu hết tất cả mọi người đều ưa thích sử dụng nước đá để làm dịu cơn khát. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chị em phụ nữ nên tránh uống nước đá khi đang trong thời kỳ kinh nguyệt bởi những ảnh hưởng dưới đây:

  • Tác động đến sự co bóp của cơ tử cung: Sự co bóp của cơ tử cung là một phần quá trình tự nhiên trong chu kỳ kinh nguyệt giúp loại bỏ niêm mạc tử cung. Uống nước đá có thể làm lạnh cơ thể từ bên trong, giảm khả năng co bóp của tử cung, khiến quá trình này trở nên chậm chạp và gây ra các cơn đau nhói hơn.
  • Làm giảm lưu thông máu: Nhiệt độ lạnh từ nước đá khiến cơ thể phản ứng bằng cách thu hẹp các mạch máu. Điều này có thể làm giảm lưu thông máu đến vùng tử cung và làm chậm quá trình loại bỏ niêm mạc tử cung.
Có kinh uống nước đá được không? Cách giảm đau bụng khi tới tháng 1
Có kinh uống nước đá được không?
  • Ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone: Cơ thể phụ nữ rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt. Uống nước lạnh có thể làm mất cân bằng hormone, ảnh hưởng đến tình trạng tâm trạng và tăng nguy cơ mắc các triệu chứng tiền kinh nguyệt như stress, mệt mỏi.
  • Kích thích hệ tiêu hóa: Đối với một số phụ nữ, việc uống nước lạnh trong thời kỳ kinh nguyệt có thể gây kích thích cho hệ tiêu hóa, dẫn đến xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy hoặc khó tiêu.

Nên uống nước gì khi tới ngày đèn đỏ?

Khi đến "ngày đèn đỏ", cơ thể của chị em phụ nữ thường sẽ trải qua nhiều biến đổi và có nhu cầu đặc biệt về chất dinh dưỡng. Việc lựa chọn đúng loại nước uống trong giai đoạn này có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu, cung cấp năng lượng và hỗ trợ sức khỏe. Dưới đây là một số gợi ý chị em không nên bỏ qua nhé:

  • Nước lọc: Nước lọc là lựa chọn tốt nhất để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể. Nó giúp loại bỏ các chất cặn bã như clorin và các tạp chất có thể gây kích thích cho dạ dày và ruột, hỗ trợ giảm triệu chứng và các cơn đau khi đến kỳ kinh cho chị em phụ nữ.
  • Nước trái cây tự nhiên: Nước ép từ trái cây như cam, lựu, dứa hoặc nước ép táo đều là lựa chọn tốt. Các loại nước này cung cấp nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, giúp kháng khuẩn và giảm đau từ bên trong.
Có kinh uống nước đá được không? Cách giảm đau bụng khi tới tháng 2
Bổ sung các loại nước ép trái cây giúp giảm đau trong kỳ kinh nguyệt
  • Nước dứa: Dứa chứa enzyme có tên bromelain có khả năng giảm đau trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra,uống nước dứa có thể giúp làm dịu các triệu chứng kháng khuẩn.
  • Trà thảo dược: Trà bạc hà hoặc trà cam thảo có tác dụng hỗ trợ giảm căng thẳng và làm dịu dạ dày. Trà gừng cũng là một lựa chọn lý tưởng để giảm viêm và giảm đau bụng khi đến tháng.
  • Nước chanh: Nước chanh không chỉ cung cấp vitamin C cho cơ thể mà còn giúp tiêu hóa tốt hơn, giảm căng thẳng và giữ cho làn da sáng mịn. Điều này cực kỳ tốt cho sự thay đổi cơ thể vào những ngày đèn đỏ cho chị em.

Cách giảm đau bụng kinh khi ngày dâu đến

Đau bụng kinh là triệu chứng mà nhiều chị em phụ nữ phải trải qua mỗi tháng. Các cơn đau sẽ thay đổi tùy thuộc vào thể trạng và đặc điểm cơ thể của mỗi người. Dưới đây là một số cách giảm đau bụng kinh mà các bạn có thể tham khảo:

  • Chườm ấm bụng: Khi bị đau bụng kinh, bạn có thể đặt túi chườm ấm, chai nước nóng lên bụng hoặc lưng nhằm mục đích xoa dịu cơn đau và giảm cảm giác căng trướng, khó chịu. Theo nghiên cứu ý học, nhiệt độ ấm có khả năng giảm co bóp của tử cung và giảm đau hiệu quả.
  • Dùng thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau không gây buồn ngủ như ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc naproxen (Aleve) có thể giúp giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, nhất là nếu bạn đang dùng các loại thuốc khác hoặc có tình trạng sức khỏe đặc biệt.
Có kinh uống nước đá được không? Cách giảm đau bụng khi tới tháng 3
Chườm ấm bụng là cách giảm đau hiệu quả trong kỳ kinh
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Vào những ngày đèn đỏ, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa caffein, chất kích thích và trong thời gian kinh nguyệt có thể bổ sung magie, omega-3 và vitamin B1, B6, điều này cũng có thể giúp giảm triệu đau rất tốt.

Mặc dù uống nước đá mang lại cảm giác mát lạnh và sảng khoái, song, việc uống nước đá khi đến kỳ kinh lại không phải là điều có lợi. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn đã trả lời được câu hỏi “Có kinh uống nước đá được không?” và có sự lựa chọn tốt nhất cho quá trình chăm sóc sức khỏe bản thân.

Xem thêm: Quan hệ ngày đèn đỏ có cần uống thuốc tránh thai không? Cần lưu ý những gì?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin