Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi có một hình xăm mới, cơ thể sẽ trải qua nhiều bước khác nhau để chữa lành vết thương tại vị trí xăm. Một trong những bước đó là quá trình đóng vảy. Vậy có nên bóc vảy hình xăm không?
Hình xăm bong vảy nhẹ và vừa phải là một phần của quá trình lành vết thương. Đó là hiện tượng vô cùng bình thường giống như khi có những vết thương hở khác. Tuy đóng vảy là hiện tượng bình thường, tuy nhiên cũng có một số điều cần lưu ý khi vết xăm bắt đầu đóng vảy. Vậy, có nên bóc vảy hình xăm không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời cho vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Xăm được coi là một hình thức nghệ thuật, được thực hiện bằng cách đưa mực xăm, hoặc chất màu không thể xóa được tạm thời vào lớp hạ bì của da. Xăm mình liên quan đến việc đưa sắc tố vào lớp hạ bì của da - lớp mô da nằm dưới lớp biểu bì. Sau khi tiêm lần đầu, sắc tố được phân tán xuống đều khắp một lớp đồng nhất qua lớp biểu bì và lớp hạ bì trên. Khi có sự xuất hiện của các chất lạ đối với cơ thể, cơ thể sẽ đáp ứng lại bằng cách kích hoạt các tế bào bạch cầu của hệ thống miễn dịch. Các tế bào bạch cầu sẽ thực bào để giữ lấy các sắc tố.
Khi quá trình lành vết thương diễn ra, lớp biểu bì bị tổn thương sẽ bong ra và loại bỏ đi sắc tố bề mặt, trong khi các mô hạt ở sâu hơn trong da hình thành sau đó, chuyển đổi thành mô liên kết nhờ sự phát triển của collagen. Điều này giúp hàn gắn lớp hạ bì phía trên, nơi sắc tố còn ở trong các nguyên bào sợi, và cuối cùng sắc tố tập trung thành 1 lớp ngay dưới ranh giới giữa 2 lớp hạ bì và biểu bì.
Nhiều người lo lắng rằng việc đóng vảy sau xăm là dấu hiệu bất thường đáng lo lắng, tuy nhiên, đây chỉ là một hiện tượng bình thường trong quá trình lành vết xăm và có nghĩa là cơ thể đang đáp ứng lại với vết thương hở.
Da sau xăm phải tự tái tạo lại để tránh khỏi nhiễm trùng, vảy được tạo ra do huyết tương thoát ra ngoài sẽ cứng lại và bắt đầu che phủ vết thương hở để bảo vệ da khỏi nhiễm trùng.
Trong khi vết thương đi qua quá trình chữa lành này, việc giữ cho vết xăm sạch là vô cùng quan trọng. Tốc độ bong vảy xăm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tốc độ lành vết thương, sự tuân thủ chế độ chăm sóc sau xăm, kích thước và vị trí hình xăm, tính chất da của bạn, sức khỏe, thể lực và độ ẩm của da.
Dựa theo những thông tin ở trên, vảy hình thành sau xăm có vai trò bảo vệ và là hiện tượng bình thường của cơ thể đáp ứng lại với vết thương hở trên da. Do đó, chúng ta hoàn toàn không nên bóc vảy hình xăm, nhất là khi điều đó có thể gây nhiễm trùng, hình thành sẹo sau này và khiến lớp mực bị bong theo khiến cho hình xăm không còn nguyên vẹn.
Mặc dù quá trình đóng vảy là bình thường, nhưng có những trường hợp bất thường với nhiều dấu hiệu mà bạn nên chú ý:
Nếu bạn nhận thấy mình đang gặp những vấn đề này, tốt nhất bạn nên đến gặp các bác sĩ ở cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh tình trạng nhiễm trùng diễn biến phức tạp hơn.
Có những việc không nên làm khi chăm sóc vết thương và cần lưu ý khi da đóng vảy tại vị trí mới xăm:
Bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã cung cấp cho các bạn đọc nhiều thông tin về việc chăm sóc hình xăm của mình và trả lời câu hỏi: “Có nên bóc vảy hình xăm không?”. Từ đó, giúp mọi người chăm sóc da sau xăm tốt nhất và có được hình xăm như ý muốn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.